Wednesday, December 3, 2014

Cõi “không”


Chu Hảo  02/02/2010 09:17:53 AM 

Sau khi đã có những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống thường nhật (ăn đủ no, mặc đủ ấm) thì hạnh phúc của mỗi người chủ yếu được quyết định bởi đời sống tinh thần và tâm linh. Minh triết Phương Đông chứa đựng đầy đủ các yếu tố cơ bản đảm bảo cho con người có khả năng tự giải thoát để tinh thần và tâm linh được khai minh trong tĩnh lặng. Những yếu tố cơ bản ấy có thể tóm tắt trong các triết lý 

1 -  Thường của Phật giáo, 
2 -  Ý của Khổng giáo và 
3 -  Vi của Lão giáo.
Phật giáo chủ trương thường (xem chẳng hạn Trịnh Xuân Thuận, Khoa học và Phật giáo: trước ngã tư đường, 2009). Bất kể những gì có vẻ hiện hữu, từ Vũ trụ bao la cho đến các phần tử nhỏ nhất của vật chất đều biến đổi không ngừng trong từng sát-na (đơn vị nhỏ nhất của thời gian) và trong suốt lịch sử tồn tại của nó từ khi xuất hiện, đến trưởng thành, suy yếu, rồi tiêu vong [Sinh - Trụ - Dị - Diệt]. Đó là Thường. Đời sống tinh thần - tâm lý của con người cũng luôn luôn thay đổi không ngừng theo lẽ  Thường ấy.  Thường mà vạn vật trong Vũ trụ luôn vận động tương hỗ; mỗi sự vật đều là một bộ phận của toàn thể, chỉ có thể được xác định và hiện hữu trong mối liên hệ cùng nhau, không có gì hiện hữu một cách tự thân; và “một có trong toàn thể, toàn thể có trong một. Đó là ý niệmDuyên Khởi, nguồn gốc của luậtNhân quả. Một khi mọi sự vật đều là Duyên Khởithì cũng sẽ không có hiện hữu nào độc lập hay thường hằng, đó chính là Tánh Không, ý niệm quan trọng thứ ba của Phật giáo, sau  Thường  Duyên Khởi. Không” ở đây không phải là “hư không” mà chỉ là không có hiện hữu tự thân. Bởi vậy Tánh Không không phải chỉ là bản tính của thế giới hiện tượng (“Sắc”), mà còn hàm chứa tiềm năng biểu hiện muôn hình vạn trạng của thế giới chân tâm (“Không”) Thế nên Bát nhã Tâm linh nói:Sắc chính là Không, Không chính là Sắc”.
Tích tâm để ngộ được (tức là ý thức được điều ta biết được từ nội tâm) những điều ấy, ta sẽ bình thản trước mọi sự đổi thay; ý thức được sự mong manh, bất trắc và phù du của kiếp người để duy trì lòng vị tha và trắc ẩn mà yêu thương con người, yêu thêm cuộc đời. Như vậy chẳng hạnh phúc lắm sao?
Ngày xưa, Thiền sư Lý Trường (1052-1096, được Lý Nhân Tông coi như quốc sư và đặt hiệu là Mãn Giác) đã thấm nhuần đạo lý  Thường để trải tấm lòng an nhiên, tự tại trong vần thơ thiền định:
Xuân khứ bách hoa lạc 
Xuân đảo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá 
Lão tùng đầu thượng lai 
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận 
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai 
(Xuân ruổi, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười 
Trước mắt, việc đi mãi 
Trên đầu, già đến rồi 
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai
(Ngô Tất Tố dịch)
Lão giáo chủ trương  Vi (xem chẳng hạn Nguyễn Hiến Lê, Đạo Đức Kinh, Nxb Văn hóa 1998).  ở đây không phải là không có gì.    sắc, thanh,  hình đối với cảm quan của ta, giống như Đạo của Lão Tử. Lão Tử coi Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sinh ra vạn vật, nhưng thâm viễn và huyền diệu như vừa “Có” lại vừa "Không".  (Không) sinh ra Hữu (Có), rồi Hữu lại về , chúng không đối kháng, mà đối hợp với nhau. Và vì vậy Đạo với Tự nhiên là một.  Vi của Lão giáo không phải là không làm gì mà là không làm gì trái với Tự nhiên. Sống thuận với Tự nhiên, không bị gò ép bởi các phép tắc, ý niệm trái với các quy luật của Tự nhiên, thì cuộc sống sẽ yên bình hoan lạc.
Từ thế kỷ 18 đến nay, con người đã ngộ nhận sức mạnh vạn năng của khoa học và công nghệ, tin một cách khờ dại rằng có thể chinh phục được Tự nhiên trong khi không ngừng bóc lột và tàn phá thiên nhiên một cách tàn nhẫn. Và bây giờ đang phải trả giá: Ngôi nhà chung thiêng liêng của loài người đang có nguy cơ sụp đổ vì hiệu ứng nhà kính gây nên bởi khí thải công nghiệp và nạn phá rừng ngày càng trầm trọng hơn. Trái đất đang nóng dần lên, nước biển đang dâng cao và môi trường sinh thái bị hủy hoại. Đó là cái “quả” rất đắng từ cái “nhân” không tôn trọng Tự nhiên không thân thiện và hòa đồng với Thiên nhiên.
Giá Phương Tây, cái nôi của khúc học và công nghệ hiện đại, thấu hiểu được triết lý  Vi thì xã hội loài người đã không phải đối mặt với các nguy cơ kể trên.  Vi sẽ dẫn dắt các hành động can thiệp và chế ngự thiên nhiên một cách khôn ngoan hơn, thuận quy luật Tự nhiên hơn; và cuộc sống của con người sẽ an lành hơn.

Ở nước ta, ngay từ thời dựng nước, triết lý  Vi của Lão Tử đã được truyền bá. Pháp sư Đỗ Nhu Pháp (915 - 990) đã khuyên vua Lê Đại Hành rằng:
Quốc lộ như đằng lạc 
Nam thiên lý thái bình
 Vi cư điện các
Xứ xứ tức binh đao
(Ngôi nước như dây leo quấn quýt ở góc trời Nam (mở ra) cảnh thái bình
(Dùng đường lối)  Vi để trị nước 
Thì (yên dân), khắp mọi nơi không còn bạo lực)
Giá như từ độ ấy  Vi luôn ngự trị trong các triều đại thì dân tộc ta đã có thể có một tiến trình lịch sử khác rồi chăng?
Khổng giáo chủ trương  ý(xem chẳng hạn Francois Jullien, Minh triết Phương Đông và triết học Phương Tây, Nxb Đà Năng, 2003). Trong Luận ngữ có câu: Tử tuyệt tứ:  ý,  tất,  cố,  ngã” (Khổng Tử kiên định bốn điều:  ý,  Tất,  Cố, Ngã).
 Ý không có nghĩa là không có ý kiến gì mà có nghĩa là không có ý kiến nào được dành đặc quyền, được tuyệt đối hóa, khiến ta không nhìn thấy những điều hợp lý, khả thủ của những ý kiến khác, kể cả những ý kiến đối lập”. [Có cái nhìn đa chiều; nhiều mặt; không phiến diện; định kiến; đóng khung ý tưởng - GiangND]
Nếu đã  ý thì mặc nhiên sẽ dẫn đến  Tất (không định trước, ắt phải thế này, ắt phải thế kia),  Cố (không cố chấp một quan điểm nào, một lập trường nào)  Ngã (không có cái tôi đặc biệt, vị kỷ). Người quân tử phải có tư tưởng , có lập trường và chính kiến riêng của mình, nhưng luôn sẵn sàng đối thoại một cách bình đẳng, không thiên kiến với lập trường khác, tư tưởng khác và hình kiến khác; không là nô lệ mù quáng của bất kể chủ thuyết nào. Khổng Tử nói: “Bực quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà cố ý làm, không có việc gì mà cố ý bỏ, hễ hạp nghĩa thì làm”. Hạp nghĩa ở đây là thích hợp với thời và thế. Đó là Đức thời trung của Khổng Tử. Đó cũng là triết lý Trung Dung của Khổng giáo: Đứng ở giữa(chứ không phải khư khư bám lấy trung điểm để cân bằng) và tự dành cho mình quyền xem xét, lựa chọn mọi khả năng, kể cả quyền đi tới cùng phía thái cực này hay phía thái cực kia”.
Quán tưởng được  Ý thì luôn luôn giữ được lòng mình thanh thản. Hãy lắng nghe Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), danh sĩ thời Hậu Lê - Tây Sơn trong bài phú Thiên quân thái nhiên (Lòng luôn thanh thản):
Linh đài cánh tĩnh, hư thất linh lung
 ý Tất, Cố, Ngã, tri cương nhu hiển thông
Dụng tắc hành, xã tắc tàng
Xuất xử, ngữ, mặc, giai thông hồ thời nghĩa
Ngôn chi tín, hành chi quả 
Tử, sinh, kinh, cụ bất nhập hồ hung trung
(Đức thiên trong lắng, nhà trắng sáng trưng
Không tư lợi, chấp nê, vị kỷ 
Biết cứng mềm, hiểu lẽ liên thông 
Đời dùng thì làm, đời bỏ thì về ở ẩn
Ra hay ẩn, nói hay im, đều bởi hiểu thông thời vận
Lời nói thì giữ tín, việc làm thì quyết xong

Sống với chết, lo với sợ, chút không vướng bận trong lòng.
(Ngô Linh Ngọc dịch)
Một chủ thuyết phát triển dựa trên nền tảng tư tưởng của Minh triết Phương Đông có thể (chỉ mới “có thể” thôi) là thích hợp cho thời đại mà triết học Phương Tây đang tỏ ra bế tắc. Nhưng  Ý,  Vi, Thường chắc chắn (rất chắc chắn) sẽ giúp cho con người lấy lại cảm giác bình yên và ứng xử thông minh trong cáiThế giới đầy bất trắc này, để vui sống hàng ngày và tận hưởng hạnh phúc kỳ diệu mà Tự nhiên đã ban tặng cho ta, một lần cho mãi mãi: được là một thực thể có trí tuệ trong Vũ trụ  Thường.
Hà nội, xuân Canh Dần 2010
Nguồn:  Tạp chí Truyền hình Hà Nội

No comments:

Post a Comment