Wednesday, September 15, 2010

Bạn thân

http://www-tc.pbs.org/thewar/images/inline_pics/at_war_combat_18.jpg 
Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiến khi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưng người lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi ra ngoài "vùng bình địa" giữa những chiến hào để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.

Vị chỉ huy nói:

- Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽ bạn anh đã chết và anh có thể đánh mất đi sự sống của bản thân mình.

Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bỏ đi. Thật kỳ diệu, anh ta đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc anh ta lên vai và đem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dưới hào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anh một cách thông cảm.

-Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. - Vị chỉ huy nói - Bạn anh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

Người lính trả lời:

- Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.

- Anh nói đáng làm có nghĩa là sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?

-Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng "Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!"

Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim ta mách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vì mình đã không làm điều đó. Hy vọng rằng mỗi một người trong chúng ta sẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy.

VÔ THƯỜNG











VÔ THƯỜNG
Thích Thông Huệ

Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch.
Thân, tâm và cảnh giới là một dòng chảy (quá, hiện, vị lai). Chánh báo và y baó của một chúng sinh tạo thành dòng sông sinh mệnh, lực đẩy tạo thành dòng sông sinh mệnh chính là sự khát ái vào những sở thuộc như sự nghiệp tài sản, danh vọng nhằm củng cố cái Tôi (giả ngã) trong vòng luân hồi vô tận. Khi nào cái Tôi còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn xen vào cuộc sống thì vòng luân hồi vẫn thường xoay chuyển.
Vô thường có ba:
- Nhất kỳ Vô thường - Tương tục Vô thường - Sát na sinh diệt Vô thường.
Nhất kỳ là thô tướng nhất của Vô thường, chỉ cho sự kết thúc của một tiến trình, như sự chết của một người, nhưng chết không có nghĩa là mất hẳn, mà chỉ là tạm vắng ở nơi này, để chuẩn bị biểu hiện thành sự sống ở nơi khác.
- Tương tục là sự sinh diệt, băng hoại thường xuyên trong lòng sự vật, là sự chuyển biến không ngừng, nên sự tương tục ấy là tể tướng của Vô thường.
- Sát na sinh diệt là sự vô thường ma mãnh nhất, nhỏ nhiệm nhất. Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ cho đơn vị ngắn nhất của thời gian. Một niệm thoáng qua trong tâm thức có đến 90 sát na. Mỗi sát na là một tiểu niệm. Sự sinh diệt nhỏ nhiệm của mỗi sát na chỉ có Phật trí mới thấy được. Ba phạm trù thuộc ba phân loại Vô thường ở trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà thâu gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.
Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".
Phật nói Vô thường (nhà lửa) nhằm phá cái chấp thường của phàm phu, vì mê mờ điên đảo, vọng nhận các pháp là thực hữu, bèn đem cái tâm Vô thường, dùng cái thân Vô thường, nắm bắt các pháp Vô thường, cho đến mãn kiếp không bao giờ được thỏa mãn tâm vọng cầu. Người lớn hay sống về quá khứ, tuổi trẻ hay mơ mộng về tương lai, người tỉnh thức biết khéo sống nơi giây phút hiện tại. Mảnh đất lập thân của người phàm là quá khứ vị lai. Nơi an thân và lập mệnh của người tỉnh thức là hiện tại. Những kỷ niệm vui buồn quá khứ chỉ còn là những viễn ảnh mờ xa rơi rớt lại trong ký ức. Những dự hướng tương lại chưa đến chỉ là những bóng ma của hư tưởng. Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...".
(Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).
Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.
Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!".
(Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo:
"Tâm như người thợ vẽ
Vẽ mỗi mỗi ngũ uẩn
Trong tất cả thế giới
Đều do tâm tạo tác".
(Tâm như công họa sư
Hỏa chủng chủng ngũ uẩn
Nhất thiết thế giới trung
Giai do duy tâm tạo).
Vô thường thuộc yếu tố thời gian, là một diễn trình đi từ nhân đến quả. Diễn trình đó nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết; nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt; nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không. Sự thay đổi của bốn mùa, sự di chuyển của các hành tinh, vệ tinh cũng không ra ngoài quy luật của diễn trình đó. Thế giới vĩ mô, thế giới vi mô và thế giới trung bình cũng cùng một loại. Hễ có thành ắt có hoại, có hợp ắt có tan. Người quán thông lý Vô thường thì liền dừng, ấy là người tỉnh, người giác. Cái thực vĩnh cửu vốn vô hình vô tướng, còn cái hữu hình hữu tướng chỉ là giả tạm. Nhưng sự sống vĩnh hằng cũng không thể tìm ngoài cái Vô thường ảo mộng. Hãy bình thường trong mọi hoạt dụng của cuộc sống, và tìm cách giải thoát ngay trong cảnh bình thường đó. Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:
"Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai"


[Source - http://www.quangduc.com/coban/116vothuong-tth.html]

Võ Thanh Nga >> BỤI TRONG NẮNG


"Bụi trong nắng"
(1900) - Vilhelm Hammershøi
(Minh hoạ của viet-studies)
 
BỤI TRONG NẮNG
Tôi bước đi và ngoái lại
Trên vai tôi là bụi của nắng mặt trời tinh khiết…
 Võ Thanh Nga

Lời giới thiệu của Vũ Ngọc Tiến: Tôi đọc truyện này từ khi còn trong bản thảo (trước khi in trên báo Văn Nghệ Trẻ số 52 ngày 26/12/2009), do mẹ cháu gửi đến qua mail và đã bật khóc. Lớp trẻ 8x nhìn đất nước, suy ngẫm tương lai qua hình hài người cha mang căn bệnh ung thư mà cái chết như được báo trước bằng sự bòn rút của cải bên trong và bài thuốc lừa đảo bên ngoài. Tôi càng khóc vì tác giả sinh ra trong một gia tộc lừng danh, cả ông nội, ông ngoại đều là bậc nhất khai quốc công thần!... VNT

Tháng 4-5 năm 2009…
Tôi tốt nghiệp đại học. Không chuông kèn, không áo nón của những cử nhân. Trước đó, tôi tưởng mình sắp phát điên bởi cái căng thẳng khi làm luận án tốt nghiệp. Người ta làm luận án trong mấy tháng, tôi dồn nó vào mấy tuần. Luận án của tôi là phân tích một bộ phim siêu thực tên Donnie Darko, đưa những lý thuyết của nhà thuyết học Michel Foucault về sức mạnh tâm lý bên trong con người, nhận thức và vô thức trong điều khiển bản thân vào bộ phim ấy mà phân phân tích tích. Tôi hài lòng với cái đề tài đó, nhưng có lẽ tôi tự đánh giá quá cao sự cứng rắn của bản thân. Tôi bị chính cái đề tài luận án của mình ảnh hưởng đến tâm lý, nhìn thấy mình trong những lý thuyết sâu xa, tôi bắt đầu thả suy ngẫm, tự hỏi vào đó. Khi người ta đi vào quá sâu trong đầu của chính mình, người ta rất dễ bị kẹt luôn bên trong mà không ra ngoài được. Tôi sợ điều đó.
Khi tôi vừa hoàn thành luận án tốt nghiệp một cách tốt đẹp cũng là lúc tôi nghe tin ba tôi bị ung thư tụy. Tôi ngỡ ngàng, thậm chí không cảm nhận được cái cảm giác đầu tiên khi nghe điều đó từ mẹ. Tuy lâu nay tôi không gần gũi ba như mẹ, nhưng ông vẫn là ba tôi. Tôi sợ, khi đã rất lâu tôi thường không nghĩ về người, thì giờ tôi lại sắp mất người. Thiên hạ vẫn luôn nói, chỉ đến lúc ta sắp mất một cái gì ta đang có, ta mới thấy quý nó. Ở đây là một người ba mà đôi lúc tôi thậm chí vô tình quên mất. Tôi hoàn tất các môn còn lại rồi vội vã bay về nước. Trong đầu tôi còn quá nhiều thứ. Tôi về, và lần đầu gặp lại ba chỉ sau vài tháng từ hồi Noel, ba ốm đi hẳn. Mẹ buồn nhiều. Tôi biết giữa mẹ và ba là một thứ tình nghĩa chân thành dù đã ly dị nhau.  
Tháng 6 năm 2009…
Tôi chuyển sang nhà ba ở để tiện chăm sóc ba, vì mẹ tôi bận nhiều công việc, còn chị gái thì vướng bận gia đình, con cái. Ông trời có mắt, sắp đặt tôi không phải vướng bận gì, lại vừa tốt nghiệp đại học, không bị dở dang chuyện học hành. Thời gian đầu, ba tôi có vẻ ngại. Trước kia, ba gần như chỉ ở một mình, có ông bạn thân cùng nhà ở lầu trên nhưng cũng đi suốt. Ba bảo tôi muốn sang ở cũng được, nhưng cứ đi chơi, cứ ngủ thoải mái. Sau đó, ba cũng có vẻ vui lên, nhiệt tình trang trí cho phòng của tôi thật hoành tráng, lắp thật nhiều đèn. Phòng tôi trở thành căn phòng nhiều đèn nhất trong nhà, rộng rãi, không gian thoải mái để tôi lắp giá vẽ, để tranh, còn có cái TV to đùng. Tôi vui vì thấy ba vui, buồn vì thấy ba vẫn càng ngày càng tiều tụy. Mỗi khi có người sang thăm, ba đều khoe là con gái ba chuyển sang ở cùng để chăm sóc ba. Ba khen với mọi người rằng tôi giỏi, lanh lẹ.
Từ hồi chuyển sang nhà ba, tôi không ra ngoài nữa. Tôi không gọi bạn bè để tụ tập đi chơi như những lần trước về Việt Nam. Tôi ở nhà nhiều, chỉ ra đường khi cần mua gì cho ba. Hàng ngày nhìn ba chịu đựng đau đớn, nhìn mẹ và chị cứ lén lút khóc lóc, tâm lý cũng bị đè nén. Tâm trạng tôi khó chịu đi, hay căng thẳng. Ba lại càng ngày càng quen với chuyện tôi ở đây để chăm sóc, nên gọi thường xuyên, tôi lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng. Tính ba kỹ lưỡng, cẩn thận, lúc dễ lúc khó nhưng đòi hỏi khi cần gì là phải có ngay, có tốt. Tôi cô đơn và căng thẳng. Mà sự cô đơn dễ khiến người ta bi lụy. Tôi vẽ tranh như một phương pháp trị liệu tâm lý cho mình. Những bức tranh rướm máu, rồi đến những bức tranh nhẹ nhàng, thanh thản. Mẹ sang thăm tôi và ba hàng tối, nói thương tôi vì phải gánh trách nhiệm chăm ba cho cả nhà. Tôi không nói gì, tôi làm điều này một phần để trả hiếu cho ba, một phần lớn là cho mẹ. Tôi biết tôi đang làm mẹ tự hào, và điều đó là điều duy nhất khiến tâm lý tôi trụ vững.
Tôi là đứa yêu thích tự do, thích lang thang ngoài đường ngắm cuộc sống đi lại trên những đôi chân, lăn tròn trên những bánh xe. Thích ngồi quán cà phê nhìn cà phê nhỏ giọt, rồi ngẫm đời qua cái muỗng cà phê. Thích tụ tập bạn bè, hay chỉ đi dạo với một đứa bạn thân đâu đó. Nói chung, nếu thời tiết không phải là mùa đông, thì tôi không thích ở nhà. Có một con bạn của tôi, tên Dung, trước kia lớn lên với tôi trong cùng một ngôi nhà. Nó thương tôi lắm. Thời gian tôi ở nhà ba, nó nói thấy tôi trở nên khác hẳn. Trước kia suốt ngày lông nhông ngoài đường, bây giờ thì suốt ngày nhốt mình trong nhà. Tôi không dám đi đâu vì sợ mỗi lần ba tôi cần lại không có mặt. Mà vì tôi không thể đi chơi, nên mấy đứa bạn cũng chẳng thèm gọi tôi nữa. Chỉ có mỗi con Dung là qua lại thường xuyên để tôi đỡ cô đơn. Tính tình nó đơn giản, dễ thương, thật thà, chứ không phức tạp như những đứa bạn thân khác của tôi.
Thời gian này, tôi nhận ra một điều đáng giá. Có những bạn bè chỉ ở đó khi ta vui, khi ta đủ điều kiện để trả tiền ăn chơi, có thời gian để hưởng thụ niềm vui. Còn khi ta buồn bã, khóc lóc, thì phần lớn thời gian đó ta trải qua một mình. Dù vậy, tôi cũng không khỏi ngạc nhiên khi có những thằng bạn khác mà tôi từng nghĩ là không thân, thi thoảng lâu lâu mới gặp mặt đi ăn một lần, thì lại gọi điện hỏi thăm thường xuyên khi nghe tin ba tôi bị bệnh. Tôi biết ơn những người đó, vì họ cho tôi hiểu ra luôn có bất ngờ trong cuộc sống.
Ba tôi bệnh càng ngày càng nặng. Thời gian đầu, ba tôi đi Hà Nội chữa với một ông thầy được cho là giỏi về thuốc Nam, tìm được sâm ngọc linh gì đó. Ông ta nghe nói ba tôi là con của một ông lớn, hăng hái nhận chữa và bảo đảm sẽ hết bệnh. Khi tôi ghé thăm nhà ông ta, thấy bức hình đóng khung to đùng chụp ông ta bắt tay với ông nội tôi trong một lần được ba tôi đưa sang thăm, bên dưới có dòng chữ lớn chú thích rõ là ai. Tôi nhìn bức hình cười mỉa. Tôi không tin vào những ông thầy lang, lại càng không tin những ông mở miệng chắc chắn mình chữa được bệnh ung thư. Ông ta để râu dài bạc trắng nom cứ như Hoa Đà, Biển Thước tái thế! Ông tỏ ra rất thông thái. Cái điệu bộ của ông suýt nữa cũng gây ấn tượng với tôi, nhưng cái ý nghĩ về bức hình đóng khung khiến tôi cảnh giác. Thêm nữa là cái tài thuyết giảng của ông. Ông ngồi kể chuyện hành trình trên đường Trường Sơn, leo rừng lội suối tìm nhân sâm, bị người dân tộc bắt. Tôi, bà chị và ông anh rể nghệt mặt ra nghe. Rồi ông ngồi nói hùng hồn về sự khám phá cách chữa bệnh ung thư của ông, nhưng ông phải giữ bí mật vì sợ người ta tìm giết, sợ những người chế tạo ra máy móc hóa trị, xạ trị tìm xử bắn. Ông bảo nếu phương pháp chữa bệnh ung thư của ông truyền ra, bác sĩ, kỹ sư y học đều sẽ bị thất nghiệp, sẽ rất nguy hiểm cho ông. Khi tôi hỏi anh rể cũng là bác sĩ rằng ông đã chữa được ai chưa, anh rể tôi bảo ông chữa được một số bệnh nhân ung thư. Bao nhiêu thì không biết, chỉ biết có hôm ông được ba tôi mời vào Sài Gòn khám bệnh, ở khách sạn, có hai vệ sĩ võ công cao cường đi theo. Rồi không hiểu ai tung tin ông vào thành phố, mà bệnh nhân đến tạ ơn rầm rầm. Tôi nghe mà cười khùng khục. Khi nói chuyện, nghe bảo tôi học bên Anh về, ông hào hứng bàn chuyện chính trị với tôi, đố tôi giờ nước mình đang hòa bình hay chiến tranh. Ông ngồi kể chuyện lịch sử làu làu, thỉnh thoảng tôi còn để ý ông trộn thêm chuyện thần thoại vào lịch sử cho nó kịch tính. Ba tôi ban đầu nể ông lắm, bảo ông đầy kinh nghiệm, thông thái. Nhưng về sau, nhắc đến ông là ba lắc đầu. Ông thầy thông thái đó bán cho ba tôi một bọc sâm củ to củ nhỏ, củ tươi củ héo với giá mấy chục triệu, thêm hàng tá thuốc linh tinh khác. Mới đầu ông bảo chữa bệnh cho ba là chính, tiền là phụ, nhưng dĩ nhiên ông nói thêm là mấy cái này phải bán cho ba vì người như ba tôi mới trả nổi. Tôi nghe lại cười, nhưng lần này là cười buồn. Tội nghiệp ba tôi.
Ba tôi uống một đống thuốc của ông ta mỗi ngày. Bụng đầy thuốc, ăn uống không được. Hôm nôn mửa, hôm ôm bụng than đau, mà chẳng thấy khá hơn, chỉ xuống sắc. Ba tôi đành phải kiếm hướng khác. Về sau, ông thầy già ấy cũng tự im lặng rồi biến mất.
Ở với ba một thời gian, tôi thấy ba là con người nghị lực, nghị lực đến cứng đầu. Ba tin chắc mình sẽ khỏi, thế nên tìm hết thầy thuốc này đến thầy thuốc khác, uống hàng trăm thứ thuốc trên đời. Uống xong lại bảo những ông thầy này chỉ kinh doanh, muốn lấy tiền, lừa đảo, thuốc chả tác dụng. Tôi nhìn ba mà xót, nghe mà chẳng biết nói gì, chỉ biết lo cho ba ăn uống đầy đủ.  
Tháng 7-8 năm 2009…
Rồi một người bạn của ba tôi giới thiệu một mối chữa bệnh ở Trung Quốc. Người ta nói thuốc này mới được chế tạo, dùng thuốc bắc với công nghệ lên men, đang thử nghiệm. Nghe bảo chữa được mấy người ung thư phổi và dạ dày, hiệu quả lắm. Lúc nghe tin về mối đó, ba tôi đang nhịn đói. Nhịn đói để lọc chất độc và làm teo khối u. Đó là một trong hàng loạt phương pháp ba tôi nghe người ta mách, rồi làm theo. Ba nhịn đói được hai mươi mốt ngày, chỉ uống nước trái cây mà sống. Người ba gầy sọm đi, da vàng ủng dính sát vào xương. Người nào không gặp ba thường xuyên, nhìn thấy ba thì sốc. Khi đi kiểm tra lại, khối u chẳng nhỏ đi bao nhiêu, có chăng là teo đi một chút theo tỷ lệ cơ thể của ba. Thế nên khi nghe về phương thuốc mới bên Trung Quốc, ba tôi như người chết đuối vớ được phao.
Vậy là tôi với ba soạn đồ, khăn gói đi Quảng Châu, Trung Quốc. Lúc này ba vẫn đi lại được, dù hai bàn chân đã bắt đầu phù to. Tôi hơi lo lắng, bởi tôi không biết tiếng Trung, và tôi không biết mình có đủ sức một mình lo cho ba ở bên đó không. Chúng tôi sang, gặp một nhóm các ông Trung Quốc xì xồ xì xào cái thứ tiếng mà tôi không hiểu. Có một ông người Hoa nhưng từng sống ở Việt Nam, là người làm dịch vụ trung gian đồng thời là phiên dịch cho chúng tôi. Ông ta chỉ xuất hiện khi mấy ông thầy thuốc già đến để khám bệnh và đưa thuốc cho ba tôi. Toàn bộ thời gian còn lại, ba con tôi phải tự xoay sở. Thế là tôi dẫn ba đi ăn, rồi đi siêu thị mua đồ đạc cần dùng. Tôi ra sức huơ tay múa chân để họ hiểu tôi muốn gì, lắm lúc thấy mình như diễn viên kịch câm chuyên nghiệp.
Ở đấy hơn một tuần thì tôi nghe tin cuối tuần sau mẹ tôi sang và sẽ cùng về với hai ba con. Thế là tuần kế tiếp trôi qua nhẹ nhàng hơn. Tôi cũng đã dần quen với những gì cần làm bên này, quen với vài quán ăn gần khách sạn, và quen những kiểu múa tay chân cần thiết. Hai tuần, đến khi mẹ tôi qua, ba tôi đã không thể đi lại bình thường. Cẳng chân ba phù to lên đầu gối, mỗi đêm đều đau. Thậm chí có một hôm ba vấp té, đập mặt chảy máu răng. Tôi đỡ không kịp, sợ tái người. Trước khi về Việt Nam, người ta cho ba đi chụp cắt lớp và siêu âm để xem sau hai tuần uống thuốc kết quả thế nào. Mấy ông thầy thuốc Trung Quốc bảo thuốc này chỉ cần 14 ngày là người ta hết bệnh. Vào viện thử máu, mấy bà y tá xì xồ tiếng Trung với chúng tôi, rồi chích ba tôi cả chục lần trong cả tiếng mới lấy được tí máu để xét nghiệm. Vậy mà chụp chụp chích chích xong rồi, người ta không dám đưa kết quả cho chúng tôi xem, chỉ vỏn vẹn bảo kết quả thấy khá lên. Ba tôi nghe thì mừng lắm. Còn tôi thì không tin.
Ba tôi đem một đống thuốc về uống. Ba bảo bọn này không phải kinh doanh, bởi họ cho ba thuốc miễn phí và ghi ba vào danh sách thử nghiệm. Họ chỉ lấy tiền khách sạn và tiền đưa đón mấy ông thầy thuốc. Họ muốn chữa hết cho mình để quảng bá thuốc tại Việt Nam. Tôi im lặng, không nói gì, hàng ngày vẫn lấy thuốc đều đặn như ba muốn. Thuốc ba uống của Trung Quốc là dạng men, như uống dấm mỗi ngày. Hôm nào ba ăn được thì không đến nỗi, hôm nào ăn ít thì nó cào ruột, đau hơn bình thường. Ba luôn miệng nói phải quyết tâm theo tới cùng, rồi chắc chắn qua mùa thu ba sẽ khỏi. Một ông bạn thầy bói phong thủy của ba bảo thế. Tôi lại im lặng, mỉm cười không nói gì.  
Tháng 9 năm 2009…
Chỉ một hai tuần sau khi trở về từ Trung Quốc, ba tôi gần như không thể đi lại được nữa. Chân ba phù to, da mỏng tang, vàng khè. Có một vết rộp ở chân do ba đắp đồ chườm nóng, rồi từ cái vết đó, nước dịch vàng ứ trong chân ba chảy ra. Mọi người bảo ba phải rắc thuốc hay bôi kem cho nó lành, nhưng ba muốn để tự nhiên nó hết. Thế là ngày này qua ngày khác, dịch vàng chảy òng ọc ra khỏi cái lỗ đó ở chân ba. Nó không lành. Ngày nào tôi cũng lấy khăn chậm cho ba năm đến sáu lần, nước chảy đọng trong dép, dính trên quần, lên giường gối. Ướt nhẹp, bốc mùi. Ba mất dần cảm giác. Có vài lần, ba tôi nhìn đống nước vàng trên sàn nhà, hỏi cái gì thế. Tôi ấp úng, rồi bảo nước chảy ra từ chân ba đấy. Ba lặng lẽ nhìn, hỏi lại thế à, rồi không nói gì nữa.
Từ từ, bụng ba bắt đầu trương phình lên. Ba ăn không nhiều, miệng lạc cảm giác, ăn lúc kêu mặn lúc kêu đắng. Nước sôi bốc khói ba tu ừng ực như không. Mỗi khi đau, ba không bao giờ than, chỉ bực dọc, khó tính hơn. Thỉnh thoảng tôi hỏi ba có đau không, ba bảo ba hết hẳn đau rồi, rằng thuốc có tác dụng đấy. Không hiểu sao tôi không hề vui khi nghe câu đó. Tôi nhìn thấy rõ tình trạng của ba từng ngày. Từ hồi đi Trung Quốc về, sức khỏe ba xuống dốc từng tuần, rồi sau đó là từng ngày. Tôi không dám rời ba nửa bước. Càng về sau, ba càng té nhiều, trong phòng ngủ, trong nhà tắm. Mẹ tôi mua cho ba mấy cây gậy để chống, rồi đủ loại ghế để ba ngồi mà không phải gập bụng. 
Theo kế hoạch là từ Trung Quốc về, chúng tôi ở nhà cho ba tôi uống thuốc 20 ngày rồi lại phải sang kiểm tra lần nữa. Hai mươi ngày trôi qua trong chớp mắt. Tôi nơm nớp lo sợ cái ngày phải trở lại Quảng Châu. Tôi sợ lần này tôi không đủ sức lo cho ba và đỡ ba, bởi ba yếu hẳn và không thể đi lại được nữa. Thời gian này, tôi thường xuyên phải đỡ ba vào nhà vệ sinh, đỡ ba lên giường. Toàn thân ba cứng đờ đi, tay không có lực, mặt không khác gì cái sọ với lớp da vừa vàng vừa thâm, còn chân và bụng thì ngày càng ứ dịch phình to. Tôi căng thẳng những lúc ba té. Dù thể trạng tiều tụy, nhưng đầu óc ba tôi tỉnh táo kinh hồn. Đôi lúc tôi tự hỏi cái nào đỡ hơn, chịu đựng sự tra tấn thể xác nhưng vẫn tỉnh táo như ba, hay thà là mê man lú lẫn. Có những lúc ba ngồi thừ trên ghế nhìn ra cửa sổ, mắt suy tư buồn bã, hay có những lúc mặt hiện lên vẻ tính toán. Tôi không hiểu những lúc đó ba nghĩ gì, tính gì.
Có lần, ba đứng trước cửa sổ đung đưa tay lên xuống, bài tập thể dục mà ba tôi vẫn làm hàng ngày. Tôi ngồi trong bếp, nhìn bóng phản chiếu của ba qua cánh cửa kính nhà bếp, một bóng người gầy còm đang quạt tay trước một cái cửa sổ có song, bên ngoài lá cây đập vào nhau khi gió thổi. Lúc đó, hình ảnh của ba y hệt một con chim với cái cánh trụi lông và thân mình đầy xương, đang cố đập cánh thoát khỏi những song sắt của cửa sổ, hay một cái lồng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không quên được hình ảnh đó.
Một sự giải thoát xa xỉ. Một sự giải thoát mà người bị giam không mong muốn có.
Đêm trước hôm bay đi Trung Quốc, ba cẩn thận dặn tôi kiểm tra lại đồ đạc tôi đã soạn cho ba kỹ lưỡng. Rồi trước khi đi ngủ, ba uống một viên thuốc giảm đau và một viên thuốc ngủ, vì ba muốn ngủ yên để hôm sau dậy sớm, đủ khỏe để đi máy bay. Ba cẩn thận quá. Kết quả là, không hiểu do ông trời sắp đặt, hay do sự cẩn thận của ba phản lại ba, đến buổi sáng ba tôi mê man, gọi mãi không dậy được. Một lúc sau, ba dậy nhưng vẫn nửa mê nửa tỉnh, tôi đỡ ba vào nhà tắm, vào được bên trong, tôi vừa buông tay thì ba ngã đập mặt xuống. Tôi sợ phát khóc. Tôi không đỡ nổi ba nữa, anh rể tôi phải đỡ ba vào phòng. Ba ngồi trên giường, mắt mở không lên. Tôi và mẹ khuyên ba nên hoãn chuyến này lại. Ba mở mắt, lắc đầu nguầy nguậy, bảo nhất định phải đi. Chúng tôi chiều ba. Chú lái xe gần như khiêng ba xuống xe hơi. Ngồi trong xe, ba nhìn mọi người mỉm cười, yếu ớt bảo, lần này đi sẽ vui vì có cả nhà đi cùng. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, không ai dám nói một lời. Xe hơi lăn bánh ra sân bay. Ba mê man hẳn.
Đến sân bay, tôi chạy vào gọi dịch vụ xe lăn đã đặt. Theo nguyên tắc bác sĩ của sân bay đến khám cho ba trước. Khi đẩy ba trên xe lăn vào, ba vẫn không biết gì. Ông bác sĩ nhìn ái ngại, đo huyết áp, nhịp mạch, rồi lắc đầu bảo không bay được. Ba bị hạ đường huyết quá thấp. Chúng tôi đành phải đưa ba đi cấp cứu. Ai cũng tưởng ba tôi đã đi vào hôn mê do gan tổn thương, mà hôn mê gan thì không tỉnh lại nữa. Đến khi xe cấp cứu tới, ông bác sĩ gọi to tên ba, ba tôi lại giật mình thức dậy. Ai cũng mừng. Tôi đi theo ba lên xe cấp cứu. Thi thoảng ba mở mắt hỏi đến sân bay chưa, hay tới Trung Quốc chưa, hay đang đi đâu, rồi lại mê.
Ngày đầu nằm trong phòng hồi sức của bệnh viện, ban ngày ba mê man, đến ban đêm ba lại tỉnh. Khổ nỗi ban đêm người ta không cho người nhà bệnh nhân vào. Tôi về nhà mà trong lòng không yên. Hôm sau tôi vào, y tá bảo chưa đến giờ cho người thăm bệnh, nhưng sẽ ngoại lệ cho tôi vào với ba, vì cả đêm và cả buổi sáng ông cứ gọi và đòi tôi mãi. Tôi vào thì thấy ba mở mắt thao láo, vừa thấy tôi ông đã thốt lên rằng tôi đi đâu, ông gọi mãi mà không trả lời, rằng mấy cô y tá làm ông đau lắm, mà hỏi gì cũng không trả lời. Ba tôi ứa nước mắt, bảo tôi phải ở lại đây, không được rời ba, bảo rằng có tôi thì ba mới yên tâm được. Tôi cố kìm khóc, giải thích là người ta không cho vào, rồi hứa với ba sẽ ở đây luôn, không đi đâu nữa.
Người ta chuyển ba xuống khu khác để người thân có thể ở cùng qua đêm, nhưng lại phải chung phòng với một bệnh nhân khác. Ba luôn miệng đòi ra viện. Mẹ tôi bàn chuyển ba ra bệnh viện tư để có phòng riêng thoải mái. Bác sĩ đã đưa kết quả, bảo không còn hy vọng gì nữa, có giữ trong bệnh viện cũng chỉ là hỗ trợ thêm. Tình trạng của ba là tính theo ngày theo giờ, chứ không còn tính theo tháng nữa. Mật tắc và tràn ra máu, u to, thận và gan biến chứng. Tôi ngồi nghe, mặt thộn ra, chẳng tỏ vẻ gì. Tôi đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi cũng chẳng muốn nghe những khẳng định đó. Tôi đi theo ba sang bệnh viện tư, phòng ở rộng rãi thoải mái hơn nhiều. Ba hài lòng hơn. Mọi người đề nghị thay phiên nhau chăm ba, nhưng ba chỉ muốn tôi và anh rể ở lại, vì ba quen tôi chăm sóc, còn anh rể đỡ ba vào nhà vệ sinh.
Trong vài ngày sau đó, tôi sống luôn trong bệnh viện, nhìn ba nằm bất động trên giường, lúc mê lúc tỉnh. Ba tôi bảo bây giờ nhìn ai cũng hai đầu. Khi mê, ba nằm ngủ mở miệng mở mắt. Khi tỉnh thì ba nằm đó chớp mắt, mặt chán đời nhưng vẫn cố ăn. Có hôm giữa đêm, ba cố ngồi dậy, tôi chạy ra đỡ thì ba xua tay, bảo ba muốn tập tự đi, để sớm ra viện. Nhưng đến ngồi thẳng dậy ba cũng không ngồi nổi. Ba nghị lực đến mức ba chối bỏ cái đau, chối bỏ sự yếu sức của mình, chối bỏ những điều có thể xảy ra. Yếu vậy mà đầu ba vẫn sáng và nhớ mọi thứ, những khi ba tỉnh, ai đến thăm hỏi ba đều nhớ, không lú lẫn. Ung thư là căn bệnh độc ác, nó rút mòn và hành hạ thể xác nạn nhân, nhưng lại giữ đầu óc họ tỉnh táo để cảm nhận rõ những nỗi đau đó.
Ba ngày sau khi ba tôi chuyển sang bệnh viện tư, vào ban đêm, ba tôi tỉnh dậy, trợn trừng mắt, đưa tay xoa bụng mà không nói gì. Mới ngày hôm đó, ông vẫn nói chuyện bình thường. Tôi hỏi ông có đau không, nhưng ba tôi không trả lời, chỉ liên tục trừng mắt, đầu quay qua quay lại rồi đưa tay xoa bụng. Tôi chạy đi gọi bác sĩ, bác sĩ đến khám rồi cho ông một viên thuốc giảm đau, im lặng đi ra. Tôi cho ba uống, tôi biết ba tỉnh bên trong bởi ba vẫn uống được thuốc. Nhưng mỗi khi tôi hỏi, ông không thể trả lời, chỉ mở to mắt nhìn tôi. Cho ba uống thuốc xong, tôi tắt đèn và ra giường nằm. Ba lại quay nghiêng đầu, nhìn thẳng vào tôi với đôi mắt muốn nói nhiều thứ. Đôi mắt ấy chưa bao giờ rời khỏi ký ức tôi. Tôi lại bật dậy, mở đèn ra hỏi ba có muốn gì không. Nhưng vẫn thế, ba chỉ mở to mắt nhìn tôi chằm chặp, miệng há ra mà lời không thoát. Rồi từ từ, ba mê dần. Sáng hôm sau, ba tôi đi.
Đó là một ngày cuối tháng 9.
Kết thúc một tháng. Kết thúc một cuộc đời. Kết thúc một hy vọng.
Với tôi, nó là kết thúc một chặng đường. 
Tháng 10 năm 2009…
Ba tôi mất rồi, mọi người lục tìm lại giấy tờ thì phát hiện một bí mật mà ba tôi giấu suốt bao năm nay. Đó là sự tồn tại của một đứa bé tám tuổi trong cuộc đời của ba. Không ai trong gia đình tôi, từ ông bác là anh trai của ba tôi, đến những người thân cận của ba như lái xe, giúp việc, đều chẳng hề biết gì về đứa bé này. Mẹ tôi tìm được địa chỉ, báo tin cho họ rằng ba tôi mất, ngỏ thiện ý mời họ đến đám tang. Hỏi chuyện ra thì mẹ thằng bé đang trong trại giam vì nghiện ma túy từ hai năm nay. Ba tôi đón thằng bé và bà ngoại nó từ Hải Phòng vào thành phố để nuôi. Cứ mỗi cuối tuần, ba cho tất cả các nhân viên nghỉ, ngay cả người giúp việc, để đến thăm và dẫn thằng bé đi chơi. Trong một cái cặp của ba, tôi tìm thấy những lá thư của người mẹ thằng bé, viết cho ba những lời ướt át, tình cảm nhưng cuối cùng cái ý chung lại là để đòi tiền. Đa số các bức thư đều đem thằng bé ra, lấy lý do tội nghiệp nó mà cứu lấy mẹ nó. Mỗi lần, cô ta xin từ hàng chục đến trăm triệu, trong mỗi lá thư đều nói rằng đây sẽ là lần cuối cô ta xin tiền ba tôi. Tôi còn tìm thấy một tờ giấy từ con viết bằng tay, bảo rằng xin trả lại thằng bé cho ba tôi và để bà ngoại nó nuôi, bởi cô ta không thể rũ bỏ chất bẩn. Trong tờ giấy đó, cô ta viết hãy bảo thằng bé rằng cô ta đã chết vì không thể làm một người mẹ tốt, rồi xin ba tôi mười triệu đồng lần cuối.
Nhiều người nghe chuyện, gọi cho tôi và mẹ tôi bảo rằng phải làm rõ ràng, gia đình ấy đã làm tiền ba tôi bao lâu nay, làm cho ba căng thẳng rồi sinh bệnh. Có người nói bọn họ không phải người đàng hoàng mà là dân lừa đảo. Mẹ tôi lại bảo, có lẽ những năm sau này, thằng bé là niềm vui của ba. Tôi chỉ xót xa một điều, rằng lâu nay ba sống với những nỗi niềm và gánh nặng ấy giấu kín. Ba tôi là người rất sĩ diện, lại rất cẩn thận trong mọi chuyện giao tiếp, tuy ba luôn là người hiền lành, thương người. Tôi biết ba sợ người ta đánh giá, bởi người mẹ thằng bé rất trẻ, chỉ lớn hơn chị tôi một hai tuổi, lại là một người nghiện. Thêm nữa, lúc thằng bé sinh ra, ba mẹ tôi vẫn chưa ly dị. Vì thế, đến những người thân nhất ba cũng không hé miệng một lời. Khi tôi gặp thằng bé, nó rất kháu khỉnh, dễ thương, nhưng nó không giống ba tôi. Mẹ tôi và mọi người đều bảo không cảm thấy thằng bé có mối liên hệ ruột thịt với ba. Thằng bé đến dự lễ tang với bà ngoại và dì của nó, họ đến khóc lóc và kể đủ chuyện cho chúng tôi nghe, rằng ba thương và chăm sóc thằng bé nhiều đến thế nào. Còn thằng bé thì nhảy loanh quanh chụp hình quan tài của ba tôi. Lúc di quan, nó vừa chạy theo sau vừa nhảy chân sáo và hát. Tôi thầm nghĩ, nó mới 8 tuổi, liệu nó có nhận ra ba trong chiếc quan tài đó, dù khi hỏi nó gật đầu?
Về sau, vì thủ tục pháp lý, chúng tôi dẫn thằng bé đi thử ADN để kiểm chứng xem nó có phải con ruột của ba tôi không. Kết quả, nó không mang cùng dòng máu với ba tôi. Chúng tôi thở dài. Vậy là lâu nay ba còng lưng nuôi con người khác, lại phải ra sức giấu giếm để cuộc sống nặng nề thêm. Bà ngoại thằng bé bảo, từ hồi tôi chuyển sang ở cùng để chăm sóc ba, ba tôi cấm tiệt thằng bé liên lạc với ba vì sợ tôi biết. Tôi nghe mà chạnh lòng. Cho đến những ngày cuối, dù sức yếu nhưng ba vẫn không hề dặn dò gì tôi. Ba cẩn thận, chu đáo, kỹ lưỡng cả đời, để rồi đến lúc cuối lại chẳng một lời. Khi chết đi thì những gì ba tôi cố công giấu kỹ lại vỡ ra và tràn vào thiên hạ như ong vỡ tổ. Ồn ào. Lạc hướng.
Niềm tin là một thứ có sức mạnh khiến người ta vượt qua nhiều thứ. Nhưng rồi nó cũng có sức mạnh hủy diệt nhiều thứ. Nó là sản phẩm của thiên thần, mà cũng là đứa con của quỷ dữ.
Hy vọng cũng vậy.
Chặng đường tôi đi cùng ba chỉ có vài tháng, nhưng nó thay đổi tôi đáng kể. Nó thêm vào 21 năm ngắn ngủi của tôi một đoạn phim thể loại siêu thực.
Có những thứ qua đi như một giấc mơ đầy mộng mị, có những thứ ở lại như những ký ức giăng tơ.
Điều kỳ lạ ở những sự kiện trong đời là có những thứ xảy ra trong nhiều năm có thể tóm gọn vào vài dòng chữ. Lại có những điều chỉ diễn ra trong vài tháng thì phải trải dài ra những trang giấy.
Một ngày đẹp trời, tôi mang tro của ba tôi ra biển, mượn thuyền của một người quen ra giữa biển để rải. Tro bay ra gió rồi rơi xuống nước. Trong túi tro đó có hai loại tro, một loại màu đen nổi lềnh bềnh trên mặt nước, còn một loại màu trắng lấp lánh dưới ánh nắng trong nước rồi từ từ chìm xuống. Tro màu trắng là phần cốt vụn của ba tôi, trừ những cốt lớn được bỏ vào hũ đá hoa cương đặt ở nghĩa trang thành phố. Lúc ngồi trên thuyền, tay nắm những vốc tro bụi từng một thời là cơ thể của ba tôi, một thời là con người biết thở, biết nghĩ, biết sống mấy chục năm, tôi cảm một xúc cảm lạ lẫm. Mọi thứ là phù du, vô nghĩa khi con người trở về với cát bụi. Đám tro trắng lấp lánh trong nước trước khi chìm xuống ấy như đám bụi của bà tiên, thần kỳ và ma mị. Cuối cùng thì những nỗi niềm bị giấu kín, những bí mật của ba tôi cũng thành tro cát cùng ba.
Tro bay. Có cái gì đó trong tôi cũng bay đi.
Tôi quay về nhà, quay lưng với biển rộng thênh thang giờ đang ôm một phần của ba tôi trong lòng.
Tôi quay về với mẹ tôi, quay về như chưa từng ra đi. Ở lại như chưa từng ở xa. Tĩnh như chưa từng động.
Tôi quay về để bắt đầu một chặng đường mới của tôi.
Tp Hồ Chí Minh mùa đông 2009
VTN

[Source - http://www.viet-studies.info/VoThanhNga_BuiTrongNang.htm]

Creativity Tools >> Generating many radical ideas - Brainstorming and Reverse Brainstorming

1 - Brainstorming

Generating many radical, creative ideas

Brainstorming is a popular tool that helps you generate creative solutions to a problem.
Spacer Spacer
  
 

It is particularly useful when you want to break out of stale, established patterns of thinking, so that you can develop new ways of looking at things. It also helps you overcome many of the issues that can make group problem-solving a sterile and unsatisfactory process.
Used with your team, it helps you bring the diverse experience of all team members into play during problem solving. This increases the richness of ideas explored, meaning that you can find better solutions to the problems you face.
It can also help you get buy in from team members for the solution chosen – after all, they were involved in developing it. What’s more, because brainstorming is fun, it helps team members bond with one-another as they solve problems in a positive, rewarding environment.
Why Use Brainstorming?
Conventional group problem-solving can be fraught with problems. Confident, "big-ego" participants can drown out and intimidate quieter group members. Less confident participants can be too scared of ridicule to share their ideas freely. Others may feel pressurized to conform with the group view, or are held back by an excessive respect for authority. As such, group problem-solving is often ineffective and sterile.

By contrast, brainstorming provides a freewheeling environment in which everyone is encouraged to participate. Quirky ideas are welcomed, and many of the issues of group problem-solving are overcome. All participants are asked to contribute fully and fairly, liberating people to develop a rich array of creative solutions to the problems they're facing.
“Brainstorming 2.0”
The original approach to brainstorming was developed by Madison Avenue advertising executive, Alex Osborn, in the 1950s. Since then, many researchers have explored the technique, and have identified issues with it.

The steps described here seek to take account of this research, meaning that the approach described below differs subtly from Osborn's original one.

What Is Brainstorming?

Brainstorming combines a relaxed, informal approach to problem-solving with lateral thinking. It asks that people come up with ideas and thoughts that can at first seem to be a bit crazy. The idea here is that some of these ideas can be crafted into original, creative solutions to the problem you're trying to solve, while others can spark still more ideas. This approach aims to get people unstuck, by "jolting" them out of their normal ways of thinking.
During brainstorming sessions there should therefore be no criticism of ideas: You are trying to open up possibilities and break down wrong assumptions about the limits of the problem. Judgments and analysis at this stage stunt idea generation.
Ideas should only be evaluated at the end of the brainstorming session – this is the time to explore solutions further using conventional approaches.

Individual Brainstorming

While group brainstorming is often more effective at generating ideas than normal group problem-solving, study after study has shown that when individuals brainstorm on their own, they come up with more ideas (and often better quality ideas) than groups of people who brainstorm together.
Partly this occurs because, in groups, people aren’t always strict in following the rules of brainstorming, and bad group behaviors creep in. Mostly, though, this occurs because people are paying so much attention to other people’s ideas that they're not generating ideas of their own – or they're forgetting these ideas while they wait for their turn to speak. This is called "blocking".
When you brainstorm on your own, you'll tend to produce a wider range of ideas than with group brainstorming – you do not have to worry about other people's egos or opinions, and can therefore be more freely creative. For example, you might find that an idea you’d be hesitant to bring up in a group session develops into something quite special when you explore it with individual brainstorming. Nor do you have to wait for others to stop speaking before you contribute your own ideas.
You may not, however, develop ideas as fully when you brainstorm on your own, as you do not have the wider experience of other members of a group to help you.
Tip:
When Brainstorming on your own, consider using Mind Maps to arrange and develop ideas.

Group Brainstorming

When it works, group brainstorming can be very effective for bringing the full experience and creativity of all members of the group to bear on an issue. When individual group members get stuck with an idea, another member's creativity and experience can take the idea to the next stage. Group brainstorming can therefore develop ideas in more depth than individual brainstorming.
Another advantage of group brainstorming is that it helps everyone involved to feel that they’ve contributed to the end solution, and it reminds people that other people have creative ideas to offer. What’s more, brainstorming is fun, and it can be great for team-building!
Brainstorming in a group can be risky for individuals. Valuable but strange suggestions may appear stupid at first sight. Because of this, you need to chair sessions tightly so that ideas are not crushed, and so that the usual issues with group problem-solving don’t stifle creativity.

How to Use the Tool:

You can often get the best results by combining individual and group brainstorming, and by managing the process carefully and according to the "rules" below. That way, you get people to focus on the issue without interruption (this comes from having everyone in a dedicated group meeting), you maximize the number of ideas you can generate, and you get that great feeling of team bonding that comes with a well-run brainstorming session!
To run a group brainstorming session effectively, do the following:
  • Find a comfortable meeting environment, and set it up ready for the session.
  • Appoint one person to record the ideas that come from the session. These should be noted in a format than everyone can see and refer to. Depending on the approach you want to use, you may want to record ideas on flip charts, whiteboards, or computers with data projectors.
  • If people aren’t already used to working together, consider using an appropriate warm-up exercise or ice-breaker.
  • Define the problem you want solved clearly, and lay out any criteria to be met. Make it clear that that the objective of the meeting is to generate as many ideas as possible.
  • Give people plenty of time on their own at the start of the session to generate as many ideas as possible.
  • Ask people to give their ideas, making sure that you give everyone a fair opportunity to contribute.
  • Encourage people to develop other people's ideas, or to use other ideas to create new ones.
  • Encourage an enthusiastic, uncritical attitude among members of the group. Try to get everyone to contribute and develop ideas, including the quietest members of the group.
  • Ensure that no one criticizes or evaluates ideas during the session. Criticism introduces an element of risk for group members when putting forward an idea. This stifles creativity and cripples the free running nature of a good brainstorming session.
  • Let people have fun brainstorming. Encourage them to come up with as many ideas as possible, from solidly practical ones to wildly impractical ones. Welcome creativity!
  • Ensure that no train of thought is followed for too long. Make sure that you generate a sufficient number of different ideas, as well as exploring individual ideas in detail.
  • In a long session, take plenty of breaks so that people can continue to concentrate.
 

Taking Your Brainstorming Further...

If you're still not getting the ideas you want, try using these approaches to increase the number of ideas that you generate:
The Stepladder Technique – This improves the contribution of quieter members of the group.
Brainwriting
– A written approach to brainstorming.
The Crawford's Slip Approach
– This helps you get plenty of ideas from all participants in your session, and gives you a view of the popularity of each idea.
The techniques below help you in specific brainstorming situations:
Reverse Brainstorming – This is useful for improving a product or service.
Starbursting
– Brainstorm the questions you need to ask to evaluate a proposal.
Charette Procedure
– This procedure helps you brainstorm effectively with large groups of people.
Where possible, participants in the brainstorming process should come from as wide a range of disciplines as possible. This brings a broad range of experience to the session and helps to make it more creative. However, don’t make the group too big – as with other types of teamwork, groups of between 5 and 7 people are often most effective.

Key Points:

Brainstorming is a useful way of generating radical solutions to problems, just as long as it's managed well. During the brainstorming process there is no criticism of ideas, and free rein is given to people's creativity (criticism and judgment cramp creativity.)
This tends to make group brainstorming sessions enjoyable experiences, which are great for bringing team members together. Using brainstorming also helps people commit to solutions, because they have participated in the development of these solutions.
The best approach to brainstorming combines individual and group brainstorming. Group brainstorming needs formal rules for it to work smoothly.
















2 - Reverse Brainstorming

A different approach to brainstorming
Related variant: "Negative Brainstorming"

Reverse brainstorming helps you solve problems by combining brainstorming and reversal techniques. By combining these, you can extend your use of brainstorming to draw out even more creative ideas.
To use this technique, you start with one of two "reverse" questions:

Instead of asking, "How do I solve or prevent this problem?" ask, "How could I possibly cause the problem?"


Instead of asking "How do I achieve these results?" ask,"How could I possibly achieve the opposite effect?"

How to Use the Tool:

  1. Clearly identify the problem or challenge, and write it down.
  2. Reverse the problem or challenge by asking:
    "How could I possibly cause the problem?", or
    "How could I possibly achieve the opposite effect?"
  3. Brainstorm the reverse problem to generate reverse solution ideas. Allow the brainstorm ideas to flow freely. Do not reject anything at this stage.
  4. Once you have brainstormed all the ideas to solve the reverse problem, now reverse these into solution ideas for the original problem or challenge.
  5. Evaluate these solution ideas. Can you see a potential solution? Can you see attributes of a potential solution?
Tip:
Reverse brain-storming is a good technique to try when it is difficult to identify solutions to the problem directly.
Example:
Luciana is the manager of a health clinic and she has the task of improving patient satisfaction.

There have been various improvement initiatives in the past and the team members have become rather skeptical about another meeting on the subject. The team is overworked, team members are "trying their best" and there is no appetite to "waste time" talking about this.


So she decides to use some creative problem solving techniques she has learned. This, she hopes, will make the team meeting more interesting and engage people in a new way.


Perhaps it will reveal something more than the usual "good ideas" that no one has time to act on.


To prepare for the team meeting, Luciana thinks carefully about the problem and writes down the problem statement:
  • "How do we improve patient satisfaction?"
Then she reverses problem statement:
  • "How do we make patients more dissatisfied?"
Already she starts to see how the new angle could reveal some surprising results.

At the team meeting, everyone gets involved in an enjoyable and productive reverse brainstorming session. They draw on both their work experience with patients and also their personal experience of being patients and customers of other organizations. Luciana helps ideas flow freely, ensuring people to not pass judgment on even the most unlikely suggestions.


Here are just a few of the "reverse" ideas:
  • Double book appointments.
  • Remove the chairs from the waiting room.
  • Put patients who phone on hold (and forget about them).
  • Have patients wait outside in the car park.
  • Discuss patient's problems in public.
 

More Brainstorming Tools

As an alternative to reverse brainstorming, these approaches can help you find suitable solutions by increasing the number of ideas that you generate:
The Stepladder Technique – This improves the contribution of quieter members of the group.
Brainwriting
– A written approach to brainstorming.
The Crawford's Slip Approach
– This helps you get plenty of ideas from all participants in your session, and gives you a view of the popularity of each idea.
The techniques below help you in specific brainstorming situations:
Starbursting – Brainstorm the questions you need to ask to evaluate a proposal.
Charette Procedure
– This procedure helps you brainstorm effectively with large groups of people.
When the brainstorming session runs dry, the team has a long list of the "reverse" solutions. Now it's time to look at each one in reverse into a potential solution. Well, resulting discussions are quite revealing. For example:
"Well of course we don't leave patients outside in the car park – we already don't do that."
"But what about in the morning, there are often patients waiting outside until opening time?"
"Mmm, true. Pretty annoying for people on first appointments."
"So why don't we open the waiting room 10 minutes earlier so it doesn't happen?"
"Right, we'll do that from tomorrow. There are several members of staff working already, so it's no problem".
And so it went on. The reverse brainstorming session revealed tens of improvement ideas that the team could implement swiftly and easily.

Luciana concluded: "It was enlightening and fun to looking at the problem in reverse. The amazing thing is, it's helped us become more patient-friendly by stopping doing things rather than creating more work".

Key Points:

Reverse brain-storming is a good technique for creative problem solving, and can lead to robust solutions. Be sure to follow the basic rules of brainstorming to explore possible solutions to the full.

Creativity Tools >> Attribute Listing, Morphological Analysis and Matrix Analysis

Creating new products and services

Attribute Listing - Liệt kê thuộc tính
Morphological Analysis - Phân tích hình thái and 
Matrix Analysis - Phân tích ma trận

are good techniques for finding new combinations of products or services. They are sufficiently similar to be discussed together. We use Attribute Listing and Morphological Analysis to generate new products and services.

How to Use the Tools:

To use the techniques,  
firstly list the attributes of the product, service or strategy you are examining. Attributes are parts, properties, qualities or design elements of the thing being looked at. For example, attributes of a pencil would be shaft material, lead material, hardness of lead, width of lead, quality, color, weight, price, and so on. A television plot would have attributes such as characters, actions, locations, and weather. For a marketing strategy you might use attributes such as of markets open to you, uses of the product, and skills you have available.
Draw up a table using these attributes as column headings. Write down as many variations of the attribute as possible within these columns. This might be an exercise that benefits from Brainstorming. The table should now show all possible variations of each attribute.

Now select one entry from each column. Either do this randomly or select interesting combinations. By mixing one item from each column, you will create a new mixture of components. This is a new product, service or strategy.

Finally, evaluate and improve that mixture to see if you can imagine a profitable market for it.

Example:

Imagine that you want to create a new lamp. The starting point for this might be to carry out a morphological analysis. Properties of a lamp might be power supply, bulb type, light intensity, size, style, finish, material, shade, and so on.
You can set these out as column headings on a table, and then brainstorm variations. This table is sometimes known as a "Morphological Box" or "Zwicky Box" after the scientist Fritz Zwicky, who developed the technique in the 1960s.
Attribute Listing Matrix
  Drawn using SmartDraw. Click for free download.

Interesting combinations might be:

  • Solar powered/battery, medium intensity, daylight bulb - possibly used in clothes shops to allow customers to see the true color of clothes.
  • Large hand cranked arc lights - used in developing countries, or far from a mains power supply
  • A ceramic oil lamp in Roman style - used in themed restaurants, resurrecting the olive oil lamps of 2000 years ago
  • A normal table lamp designed to be painted, wallpapered or covered in fabric so that it matches the style of a room perfectly
Some of these might be practical, novel ideas for the lighting manufacturer. Some might not. This is where the manufacturer's experience and market knowledge are important.

Key points:

Morphological Analysis, Matrix Analysis and Attribute Listing are useful techniques for making new combinations of products, services and strategies.
You use the tools by identifying the attributes of the product, service or strategy you are examining. Attributes might be components, assemblies, dimensions, color, weight, style, speed of service, skills available, etc.
Use these attributes as column headings. Underneath the column headings list as many variations of that attribute as you can.
You can now use the table or "morphological box", by randomly selecting one item from each column, or by selecting interesting combinations of items. This will give you ideas that you can examine for practicality.

Notes:

  • Attribute Listing focuses on the attributes of an object, seeing how each attribute could be improved.
  • Morphological Analysis uses the same basic technique, but is used to create a new product by mixing components in a new way.
  • Matrix Analysis focuses on businesses. It is used to generate new approaches, using attributes such as market sectors, customer needs, products, promotional methods, etc.

Creativity Tools >> Improving a product or service - Reversal and SCAMPER

1 - Reversal

Improving Products and Services

Reversal is a good tool for improving a product or a service. To use it, ask the opposite of the question you want to ask, and apply the results.

Example:

Imagine that you want to improve the response of a service center. Using Reversal you would ask 'How would I reduce customer satisfaction?'. After considering this question you might give the following answers:
  • Not answering the phone when customers call
  • Not returning phone calls
  • Have people with no product knowledge answering the phone
  • Use rude staff
  • Give the wrong advice
After using Reversal, you would ensure that appropriate staff members were handling incoming phone calls efficiently and pleasantly. You would set up training programs to ensure that they were giving accurate and effective advice.

Key Points:

Reversal is a good, easy process for improving products and services. You use it by asking the exact opposite of the question you want answered, and then apply the results appropriately.

2 - SCAMPER

Generating new products and services

SCAMPER is a checklist that helps you to think of changes you can make to an existing product to create a new one. You can use these changes either as direct suggestions or as starting points for lateral thinking.
Developed by Bob Eberle, the changes SCAMPER stands for are:
  • S - Substitute - components, materials, people
  • C - Combine - mix, combine with other assemblies or services, integrate
  • A - Adapt - alter, change function, use part of another element
  • M - Modify - increase or reduce in scale, change shape, modifyattributes (e.g. colour)
  • P - Put to another use
  • E - Eliminate - remove elements, simplify, reduce to core functionality
  • R - Reverse - turn inside out or upside down, also use of Reversal.

Example:

As an example, imagine that you are a manufacturer of nuts and bolts, and you were looking for new products. SCAMPER would give you:
  • Substitute - use of high tech materials for niche markets, such as high speed steel? Carbon fiber? Plastics? Glass? Non-reactive material?
  • Combine - integrate nut and bolt? Bolt and washer? Bolt and spanner?
  • Adapt - put Allen key or Star head on bolt? Countersink head?
  • Modify - produce bolts for watches or bridges? Produce different shaped bolts (e.g. screw in plugs)? Pre-painted green bolts?
  • Put to another use - bolts as hinge pins? As axles?
  • Eliminate - Eliminate nuts, washers, heads, thread, etc.
  • Reverse - make dies as well as bolts, make bolts that cut threads for themselves in material, etc.
Using SCAMPER here has helped you define possible new products. Many of the ideas may be impractical or may not suit the equipment used by the manufacturer. However some of these ideas could be good starting points for new products.

Key points:

SCAMPER is an acronym for Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put to another use, Eliminate, Reverse. This is a list of changes that you could make to existing products and services to open up new opportunities.

Creativity Tools

The tools in this section can help you to become more creative.They are designed to help you devise creative and imaginative solutions to problems, and help you to spot opportunities that you might otherwise miss.
The section describes the following techniques:
Before you continue, it is important to understand what we mean by creativity, as there are two completely different types. The first is technical creativity, where people create new theories, technologies or ideas. This is the type of creativity we discuss here. The second is artistic creativity, which is more born of skill, technique and self-expression. Artistic creativity is beyond the scope of these articles.
Many of the techniques in this chapter have been used by great thinkers to drive their creativity. Albert Einstein, for example, used his own informal variant of Provocation to trigger ideas that lead to the Theory of Relativity.

Approaches to Creativity

There are two main strands to technical creativity: programmed thinking and lateral thinking. Programmed thinking relies on logical or structured ways of creating a new product or service. Examples of this approach are Morphological Analysis and the Reframing Matrix.
The other main strand uses 'Lateral Thinking'. Examples of this are Brainstorming, Random Input and Provocation. Lateral Thinking has been developed and popularized by Edward de Bono, whose books you can find in the appropriate articles.

Programmed Thinking and Lateral Thinking

Lateral thinking recognizes that our brains are pattern recognition systems, and that they do not function like computers. It takes years of training before we learn to do simple arithmetic - something that computers do very easily. On the other hand, we can instantly recognize patterns such as faces, language, and handwriting. The only computers that begin to be able to do these things do it by modeling the way that human brain cells work . Even then, computers will need to become more powerful before they approach our ability to handle patterns.
The benefit of good pattern recognition is that we can recognize objects and situations very quickly. Imagine how much time would be wasted if you had to do a full analysis every time you came across a cylindrical canister of effervescent fluid. Most people would just open their can of fizzy drink. Without pattern recognition we would starve or be eaten. We could not cross the road safely.
Unfortunately, we get stuck in our patterns. We tend to think within them. Solutions we develop are based on previous solutions to similar problems. Normally it does not occur to us to use solutions belonging to other patterns.
We use lateral thinking techniques to break out of this patterned way of thinking.
Lateral thinking techniques help us to come up with startling, brilliant and original solutions
It is important to point out that each type of approach has its strength. Logical, disciplined thinking is enormously effective in making products and services better. It can, however, only go so far before all practical improvements have been carried out. Lateral thinking can generate completely new concepts and ideas, and brilliant improvements to existing systems. In the wrong place, however, it can be sterile or unnecessarily disruptive.

Taking the Best of Each...

A number of techniques fuse the strengths of the two different strands of creativity. Techniques such as the Concept Fan use a combination of programmed and lateral thinking. DO IT and Min Basadur's Simplex embed the two approaches within problem solving processes. While these may be considered 'overkill' when dealing with minor problems, they provide excellent frameworks for solving difficult and serious ones.

The Creative Frame of Mind

Often the only difference between creative and uncreative people is self-perception. Creative people see themselves as creative and give themselves the freedom to create. Uncreative people do not think about creativity and do not give themselves the opportunity to create anything new.
Being creative may just be a matter of setting aside the time needed to take a step back and allow yourself to ask yourself if there is a better way of doing something. Edward de Bono calls this a 'Creative Pause'. He suggests that this should be a short break of maybe only 30 seconds, but that this should be a habitual part of thinking. This needs self-discipline, as it is easy to forget.
Another important attitude shift is to view problems as opportunities for improvement. While this is something of a cliché, it is true. Whenever you solve a problem, you have a better product or service to offer afterwards.

Using Creativity

Creativity is sterile if action does not follow from it. Ideas must be evaluated, improved, polished and marketed before they have any value. Other sections of Mind Tools lay out the evaluation, analysis and planning tools needed to do this. They also explain the time and stress management techniques you will need when your creative ideas take off.
Have fun creating!
MindTools.com - Join Our Community!

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

(Tuỳ bút chính trị - 2006)
 

Nguyễn Khải

 

1.

 
Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ. Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước. Cũng buồn nhỉ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui. Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình. Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận. Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao?
Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay. Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lác rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã. Lại một ngạc nhiên nữa! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện sui sẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
 

2.

 
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào. Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.
Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh. Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời. Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.
 

3.

 
Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài. Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. Phải cải tạo họ bằng các chuyến đi thực tế, bằng các lớp học chính trị ngắn hoặc dài ngày, và bằng cả những lần được gặp gỡ thân mật với lãnh tụ để có thêm lòng tin vào những lý do phải tự phủ định, để khẳng định sự nghiệp vĩ đại của quần chúng. Phải bỏ hẳn những tư tưởng triết học và thế giới quan phù hợp với cách nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá của riêng mình, đã được chứng minh qua những trải nghiệp của bản thân để nhập vào dòng tư tưởng chính thống, cái triết học chính thống, cách nhìn nhận và đánh giá chính thống, xét cho cùng chả liên quan bao nhiêu tới cái tâm sự đang ấp ủ, tới những điều cần phải viết, và trên hết, máu thịt hơn hết là những phát hiện độc đáo của riêng mình trong lịch sử, trong văn hoá, trong nhân sinh. Mất những cái đó thì còn sống tiếp làm gì, còn viết tiếp làm gì nên một số đã phải đổi nghề, bỏ nghề sáng tạo sang nghề cạo giấy, làm một anh công chức hiền lành, mẫu mực, vừa có quyền vừa có lợi. Cái danh cái lợi cũng có sức quyến rũ người ta lắm, qua nhiều năm tháng nó đã trở thành ý nghĩa quan trọng nhất để sống, sống với vợ con, với bạn bè, với xóm làng, với xã hội. Còn một số nhỏ vì không làm nghề gì khác ngoài cái nghề văn chương nên đã đầu quân về các nhà xuất bản, tuần báo, tạp chí tiếp tục làm nghề nhưng phải viết trong khuôn phép đã quy định, cũng có đôi lúc đã tự buông thả theo những cảm xúc tự nhiên hoặc bất chợt bị mê hoặc bởi những hình tượng nghệ thuật quá đẹp đã trở thành những nạn nhân oan uổng của nhiều vụ án văn tự, nghĩ lại mà tiếc cho nhiều người, mộng mơ nhiều thì tài năng cũng nhiều đều bị thui chột ngay từ những năm còn trẻ.
 

4.

 
Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo. Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường. Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi người trở thành mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời. Cái tiêu chuẩn mới có tên gọi là “mặc kệ nó”. là người khác, là nhà nước, là bất cứ ai, bất cứ việc gì không có quan hệ trực tiếp tới các lợi ích cá nhân mình. Cái cá thể sau một thời gian dài nhập vào cái tập thể đã tự tách ra khỏi nó để tìm lại mình. Nhưng cách tìm lại ấy thường thuộc về phía tiêu cực của con người, lấy lợi ích bản thân làm mục tiêu nên không tạo ra được sự thăng hoa, sự tự do chân chính, là môi trường cho mọi sáng tạo độc đáo, vừa thấm đẫm tính cá nhân vừa thấm đẫm tính thời đại ở yếu tố tiền phong của nó. Ở đây tôi muốn nói thêm, tự do được nuôi dưỡng tự nhiên trong môi trường dân chủ là tự do của cống hiến, còn tự do vừa thoát ách chuyên chế thường có tính phá hoại, trả thù, để bù lại những năm tháng bị tước đoạt. Cứ so sánh về tự do của một xã hội dân chủ nhiều trăm năm như Hoa Kỳ và tự do vừa giành được của nước Nga Xô Viết là đủ rõ. Vì nó không được chuẩn bị, không được giáo dục, mọi bản năng của con người được xổng ra nhất loạt sẽ gây hỗn loạn cho cộng đồng, nhiều hơn là xây dựng. Dân chủ và tự do phải có thời gian để làm quen, để học cách sử dụng và bảo vệ, phân được ranh giới giữa cá nhân và cộng đồng. thành pháp luật, thành tập quán mới có thể đơm hoa kết trái được.
 

5.

 
Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người. Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó… Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp. Ở xã hội tư bản mà chúng ta vốn có thành kiến là rất xấu xa lại thường hay cho những tiếng kêu cứu, bảo vệ những giá trị truyền thống của cá nhân, vì đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội. Con người được sống no đủ, trong tiện nghi mà vẫn đối địch với nó, muốn thoát ly khỏi nó vì không được thoả mãn những nhu cầu về tinh thần. Ta hay lấy những chuyện đó để làm chứng một cách hả hê cho sự tha hoá của con người sống dưới chế độ tư bản. Vậy các công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa thì sao? Chả có ai kêu ca gì. Nhà văn là người có trách nhiệm chăm lo cuộc sống tinh thần của đồng loại cũng không kêu. Có một nhà văn Nga [Vladimir Dudinzev / Владимир Дудинцев - chú thích của Diễn Đàn] viết cuốn sách Người ta không chỉ sống bằng bánh mì [Не хлебом единым - chú thích của Diễn Đàn] bị cả giới văn nghệ Liên Xô phê phán. Ông đã viết sai vì các nước xã hội chủ nghĩa rất coi trọng cuộc sống tinh thần của các công dân. Họ đọc sách rất nhiều, trên xe điện, xe buýt, trong công viên, đứng xếp hàng từng dãy dài mua thực phẩm, mua vé xem vũ kịch, nghe âm nhạc họ đều mở sách đọc rất chăm chú, tưởng đâu như cuộc sống đích thực của họ là ở các trang sách. Chỉ có những giây phút chìm đắm trong sự đọc họ mới có cơ hội ngẫm nghĩ về thân phận của mình, của đồng loại, tìm lại cái bản gốc cá nhận đang lưu lạc ở một góc khuất nào đó của riêng mình. Rời khỏi trang sách là rơi ngay vào vòng quay của trăm ngàn công việc chả có nghĩa lý gì ngoài sự mưu sinh để tồn tại. Những ngày nghỉ, những giờ tạm gọi là rảnh rỗi họ cũng không được ngồi một mình, ngẫm nghĩ một mình, có bao nhiêu buổi lễ kỷ niệm lớn nhỏ, những phong trao cam kết thi đua và vô vàn cuộc họp của ngành của giới đã choán hết phần thời gian còn sót lại… Cuộc sống tập thể đã nhấn chìm cuộc sống cá nhân, cuộc sống trong chiến tranh đã xoá nhoà mọi thói quen của cuộc sống thời bình. Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè. Chỉ có một điều lạ, là trong hoàn cảnh sống không có một tí tự do nào cho cá nhân mà chúng tôi vẫn sống được, lại còn viết văn làm thơ được!
 

6.

 
Suốt 80 năm sống dưới ách đô hộ của Pháp, chúng ta vẫn đặt được những viên gạch đầu tiên cho nền văn xuôi Việt Nam. Những truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút của thời ấy được in trên các tuần báo hoặc xuất bản thành sách nay đọc lại vẫn thích thú, vẫn làm ta cảm động. Nhiều truyện được đọc từ tuổi niên thiếu vẫn ám ảnh ta tới tận lúc tuổi già, và một loạt các nhà thơ, nhà phê bình văn học của cái thời gọi là thuộc địa đã trở thành những tên tuổi lớn tồn tại mãi mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Làm thân nô lệ mà vẫn trỗi lên thành những tài năng lớn là sao? Không chỉ trong văn chương mà còn cả trong mỹ thuật, trong kịch nghệ. Không chỉ trong văn nghệ mà trong cả khoa học, giáo dục, trong kinh doanh theo kiểu tư bản và trong nhiều nghề truyền thống. Tất cả đều được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ, được phát sáng, được bộc lộ mạnh mẽ các tài năng cá nhân và họ đã trở thành người khai sáng, người mở đường, thành tổ nghề, không chỉ có tài lớn mà còn có đức lớn, là những nhân cách kiểu mẫu cho con cháu, cho giống nòi, đều là chuyện có thật cả, không thể bóp méo hoặc bác bỏ. Mà giải thích về nó cũng rất đơn giản. Chế độ tư bản của Pháp và Châu Âu tiến bộ hơn, văn minh hơn chế độ phong kiến tập quyền của Châu Á tới vài thế kỷ, là khoảng cách giữa hai thời đại, nói như cụ Phan Chu Trinh. Thời Pháp thuộc bọn thực dân chỉ cấm, bỏ tù, xử bắn những người dám chống đối nó, trước hết là những người cộng sản. Cuộc sống của dân chúng vẫn lầm than như thời xưa, như thời phong kiến, khổ nhất vẫn là nông dân, nhưng xã hội có thêm nhiều nghề mới do công cuộc khai thác tài nguyên ở thuộc địa, hình thành dần nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, có đô thị và các trung tâm buôn bán, có các đường lớn xuyên quốc gia và liên tỉnh, có cầu cống và đường sắt, có báo hàng ngày, có tuần báo và tạp chí. Tiếng nói của công chúng sau nhiều thế kỷ câm bặt đã được cất lên bày tỏ thân phận và nguyện vọng của mình, dẫu còn yếu ớt nhưng đã gây được tiếng vang trong cả nước. Dầu xã hội phát triển một cách nhem nhuốc, đau đớn nhưng vẫn hơn cái thời tù mù, tối tăm của thời phong kiến. Thời thế là vị tư lệnh tối cao, không có học thuyết nào, một thiên tài chính trị nào dám chống lại những mệnh lệnh của nó. Dám chống lại nó học thuyết sẽ tiêu tan, các chính khách thì thân bại danh liệt. Chế độ thực dân tuy tàn bạo nhưng nó là sản phẩm của thời đại này nên nó vẫn có khả năng ươm cấy nhiều nhân tố tích cực, có giá trị bền vững cho những xứ sở nó đô hộ. Còn những vương triều phong kiến dẫu được cai trị bởi các bậc minh quân thánh trí vẫn là những xã hội hủ lậu và thuộc về quá khứ. Tài giỏi như Khang Hy, Càn Long nếu còn trị vì Trung Quốc tới cuối thế kỷ 19 mà không chịu thay đổi thể chế đã quá cũ kỹ thì vẫn cứ thua, có khi còn thảm bại hơn vì lòng kiêu hãnh bệnh tật của họ. Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa tới tận đâu cũng vẫn tạo được những môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng động. Lại lấy thêm một ví dụ về nước Nga trong non một thế kỷ qua. Dưới chế độ Xô Viết, người dân Nga được nhà nước chăm lo hoàn toàn từ khi sinh đến khi chết, nhưng họ vẫn không thích, vẫn thấy ngột ngạt vì đó là cuộc sống không phải lo nghĩ của một trại tập trung, con người bị đánh số, bị xếp theo khuôn, theo hàng, chỉ nhìn thấy đám đông chứ không thể nhìn ra từng con người riêng biệt, kể cả trong triết học và văn chương. Còn thời bây giờ là một xã hội mạnh ai nấy lo, người người lấn chen nhau, tranh cướp nhau vì những tham vọng không được kìm nén, kỷ cương cũ bị xoá bỏ, kỷ cương mới chưa kịp hình thành, mọi sự đều phải làm lại từ đầu từ quốc kỳ, quốc ca, quân kỳ… Nhưng xem ra chả có mấy ai than thở về hiện trang hỗn loại, họ cảm thấy thoải mái, bằng lòng với cuộc sống đầy bất trắc của hiện tại vì lần đầu tiên họ được lựa chọn cách sống của mình, thắng thua tự mình gánh chịu, cũng là lần đầu họ biết nhận ra cái “bản lai diện mục” của chính họ.
 

7.

 
Bất cứ nhà nước nào lấy học thuyết xã hội hoặc tôn giáo thay cho hiến pháp thì trước sau sẽ chuyển đổi thành nhà nước chuyên chế. Vì trong hàng triệu công dân sẽ có nhiều nhóm người không cùng lòng tin, không cùng tín ngưỡng với nhà cầm quyền. Họ trở thành những cộng đồng đáng ngờ, sẽ bị phân biệt đối xử, trước hết là mất quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Đó là nói về tầng lớp trí thức. Còn những người làm các nghề khác, chả dính dáng gì đến sách vở cũng sẽ cảm thấy bị tước đoạt nhiều quyền tự do, như quyền tự do lựa chọn cách sống của riêng mình chẳng hạn. Đã độc quyền về tư tưởng tất nhiên sẽ độc quyền cả về cách sống, vì mỗi học thuyết đều có phần đạo lý của nó, nó cần tiêu chuẩn làm người đã được lý tưởng hoá của nó để làm khuôn mẫu cho tu sĩ và tín đồ. Tôi có một bà cô sống ở Hà Nội suốt thời Pháp tạm chiếm, là dân cũ của Hà Nội, sau này giải phóng được một năm, bà than thở với tôi, nghĩ rằng sống với cách mạng thì dễ mà hoá ra rất khó. Bà bảo chính phủ gì việc lớn không lo toàn lo việc vặt, từ cách ăn mặc, cách yêu đương, cách nuôi dạy con cái là những việc người dân tự biết cách lo, tự biết cách học, lo không nổi thì đã có dư luận xã hội lo giùm, từ cổ tới nay vẫn thế mà. Lại nói về những tín đồ trung thành của chủ nghĩa Mác, những chiến sỹ theo cách mạng từ thuở mới lập nước là đám văn nghệ sỹ chúng tôi cũng “sống không dễ” trong sự viết lách. Viết đúng luật lệ thì chỉ có hai chủ đề: căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có ba loại người được tôn vinh: công, nông, binh. Cái thế giới mênh mông, nhiều màu sắc ngày một thu hẹp và chỉ có hai màu: đỏ là quân ta, đen là quân địch. Văn chương cách mạng thoạt đầu cũng lạ so với văn chương thời trước nên được bạn đọc trẻ hoan nghênh. Nhưng cứ phải đọc mãi một vài đề tài quen thuộc, một vài loại người quen thuộc và những tâm trạng rất quen thuộc ngay những bạn đọc trung thành cũng phải chán. Chính chúng tôi cũng tự chán mình. Tài đã kém lại bị bó chặt từ đầu tới chân, xoay tới xoay lui cũng chỉ có một vòng quay, ú ớ một cách nói, càng viết càng nhảm cũng là phải. Một nền văn nghệ phải phục vụ chính trị (mà chính trị thì sớm nắng chiều mưa) là đã mất một nửa tự do rồi, lại phải phục chính trị theo nghĩa các chủ trương, chính sách của từng thời kỳ thì còn gì là tự do nữa. Ấy là chưa nói mỗi cấp cầm quyền lại có những yêu cầu riêng, những cách đối xử riêng, lúc nhu lúc cương, cái thằng nghệ sĩ chả còn biết lối nào mà lần. Văn chương đã đến nông nỗi ấy mà vẫn có giải thưởng quốc gia, nhưng những tác phẩm được giải thưởng Lenin, Stalin liệu có còn cuốn nào được người Nga hôm nay muốn đọc lại. Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ? Nghĩ lại cũng chả có gì phải buồn, con người vốn sống trong những chiều kích hữu hạn lại mơ tưởng những gì do con người làm ra sẽ thuộc về vĩnh viễn, có hoạ rồ! Tất nhiên vẫn có nhiều công trình của trí tuệ thuộc về cõi bất tử nhưng là của các thiên tài. Với bộ não con sâu cái kiến, ngước nhìn những cái đầu khổng lồ ấy làm gì cho thêm buồn ra. Hãy viết những gì trong cái tầm nhìn tầm nghĩ của con sâu cái kiến vậy. Một cách nghĩ thiếu “tự hào dân tộc” nhưng chắc chắn là một cách nghĩ đúng. Đã từng có những quốc gia từng nghĩ từng viết rất tự hào, rất kiêu hãnh rằng dân tộc họ đã sải bước trước nhân loại cả trăm năm, sắp chạm tay vào cánh cửa thiên đàng rồi! Mà rồi sao nhỉ? Là như mỗi chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm nay đấy!
 

8.

 
Nhà văn Dư Hoa [Yu Hua, 余华, chú thích của DĐ], một cây bút đang nổi của văn đàn Trung Quốc, trong lời cuối sách của tiểu thuyết Huynh đệ (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2006), ông có viết đại ý, trong lịch sử thế giới từ thời Trung Cổ đến thời hiện đại phải trải qua 400 năm. Còn ở Trung Quốc từ thời cách mạng văn hoá, cả đất nước chìm sâu trong bóng đêm trung cổ với thời bấy giờ với bao nhiên thay đổi đến chóng mặt để đất nước Trung Hoa nhanh chóng bước vào đội ngũ các đại gia của G8. Cái khoảng cách vời vợi giữa hai thời đại ấy đã được rút gọn trong có 40 năm. Rằng hay thì thật là hay nếu chỉ nhìn vào toàn cục, vào cả dân tộc. Nhưng nếu nhìn vào từng cá nhân, những cá nhân không được chuẩn bị từ căn cơ trong lịch sử, trong văn hoá, trong truyền thống và nhất là trong nhân cách làm người thì cái rút gọn trong mỗi cá nhân sẽ dẫn tới đâu? Theo ý tôi (N. K.) là các cá nhân ấy sẽ rất dễ bị GÃY khi gặp phải sóng to gió lớn. Vì cái lõi của nó chưa đủ cứng, chưa đủ bền, chưa đủ những tố chất về di truyền, về giáo dục (rất cần có thời gian) để ứng phó hữu hiệu với những thay đổi quá nhanh của môi trường sống. Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào. Và càng lạ hơn là những tổ chức kinh tế được xem là lạc hậu, là phản động của một thời vẫn có muôn vàn cơ hội để tái sinh và xem ra còn tồn tại rất lâu dài.
Trong những năm 90 của thế kỷ 20 nhiều vị lão thành cách mạng Việt Nam lấy làm kinh ngạc và đau đớn trước sự tiêu vong quá nhanh của một siêu cường mà chân móng của nó đã ăn sâu trong mảnh đất Nga non một thế kỷ. Thật ra toà lâu đài kiểu mẫu của tương lai ấy không hề có chân móng. Nó được xây trên cát. Mọi thay đổi lớn đều dựa vào phong trào quần chúng được hình thành, được vận động chỉ bằng có tuyên truyền chứ không từ nguồn lực tự thân. Tất cả đều phải ép buộc, đều phải dàn dựng, và phải có các diễn viên chuyên nghiệp trình diễn theo một kịch bản độc nhất. Có hai nhà văn lớn của Châu Âu đều được mời xem màn diễn về một xã hội lý tưởng do người cộng sản lãnh đạo. Ông Romain Rolland thì khen không hết lời, còn ông André Gide thì chê từ đầu đến cuối. Vì một ông chỉ nhìn có cái mặt tiền, cái tổng thể, đến đâu cũng thấy dân chúng ca hát, nhảy múa và vẫy cờ, vẫy hoa. Còn một ông lại chỉ quan sát cái sân sau của chế độ và thân phận của nhiều cá nhân ông có dịp tiếp xúc. Đám đông thường cho ta cái cảm giác sai vì họ không thể giữ được tính độc lập trong tình cảm và phán xét. Còn cá nhân thì cái thân phận riêng tư của họ bao giờ cũng thuộc về nhân loại hôm nay và mai sau.
Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. Các quốc gia cùng sống với nhau trong một liên bang, gọi nhau là anh em là đồng chí, nhìn ngoài thấy họ sống cũng yên ấm vui vẻ. Vậy mà khi họ chia tay nhau cũng dửng dưng. Và ngay lập tức họ nhận ra nhiều mối lợi trên đất nước mình đã bị người anh em ruột thịt chia sẻ trong một cuộc đổi chác không công bằng. Thế là bắt đầu những cuộc tranh chấp các đường biên giới, đã có lúc phải dùng đến xe tăng, đại bác để nói chuyện. Rồi tranh chấp đường ống dẫn dầu và các mỏ dầu, các căn cứ quân sự và các vùng biển có hạm đội. Khi Mỹ và NATO muốn đặt căn cứ quân sự trên đất nước họ, nhân danh chống khủng bố họ gật đầu liền đâu biết Mỹ là đối thủ của nước Nga anh em. Yêu Mỹ là tất nhiên vì Mỹ sẽ rót tiền vào những cái két rỗng của họ. Ghét Nga cũng là lẽ đương nhiên vì xưa kia anh bắt nạt tôi, lấn át tôi, xem tôi như chư hầu, như thuộc địa, bây giờ chính là lúc tôi có quyền trả thù. Lúc giận nhau thì nghĩ nông cạn thế, còn bình tĩnh lại thì giữa các nước cộng hoà trong liên bang Xô Viết (cũ) vẫn có sự ràng buộc tự nhiên và máu thịt trong lịch sử vì họ đã là người một nhà non một thế kỷ, đã cùng nhau sống chết chống hiểm hoạ phát xít để bảo vệ sự tồn tại của Liên bang cũng như của các nước cộng hoà. Lại đã cùng nhau sinh con đẻ cái, đã pha trộn ngôn ngữ, văn hoá và kỷ niệm. Bây giờ mỗi quốc gia vừa được trở lại là chính mình, vừa có phần đóng góp thêm của các nền văn hoá lân cận, bạn bè, giàu có hơn trước, văn minh hơn trước. Rồi họ cũng sẽ sống với nhau như một cồng đồng của khu vực, nhưng lần này là tự nguyện, là do họ tự chọn một hình thức liên minh bình đẳng, dân chủ và hoàn toàn tự do. Bất cứ một thiết chế xã hội nào nhắm tới dân chủ và tự do, xây một xã hội mở, một liên minh mở sẽ có may mắn tồn tại được lâu dài với sự đồng thuận của mọi người và sự hài lòng của mỗi cá nhân.
 

9.

 
Gần đây tôi có được đọc hai cuốn sách hay. Một cuốn là Bàn về tự do của Stuart Mill, một triết gia người Anh viết từ năm 1859, cách ta một thế kỷ rưỡi. Một cuốn là Tư duy tự do của Phan Huy Đường, một nhà nghiên cứu học thuyết Mác có tên tuổi ở Pháp viết vừa mới đây. Khoảng mươi năm nay tôi đọc tiểu thuyết không vào, cả của ta, của Tàu lẫn Tây, cả sách mới dịch, mới xuất bản, cả sách của các đại gia của những thế kỷ trước. Năm còn trẻ đọc thấy hay, bây giờ già rồi nhìn trang sách cứ dửng dưng vì nó không chịu ăn nhập vào những trải nghiệm cá nhân của tôi, không mở ra trong tôi một cách tiếp cận mới với hiện thực, không làm bùng cháy một điều gì đang còn ẩn sâu trong đáy tiềm thức khiến tôi phải choàng thức chợt nhận ra một vỉa sáng tạo mới vừa thoáng xuất hiện. Hai cuốn sách trên, một cuốn do bạn cho mượn, một cuốn tình cờ mua được ở nhà sách vì cái tên của một tác giả tôi vốn quan tâm. Tôi đọc say mê cả hai cuốn như thời trẻ được đọc một cuốn tiểu thuyết hay, tất nhiên là khó đọc hơn tiểu thuyết nhưng đã thích lại có trải nghiệm bản thân hướng dẫn, không hiểu được đầy đủ thì cũng hiểu được cái đại thể. Nhiều ý của bài viết này là được cảm hứng từ hai tác giả đó.
Năm tôi 60 tuổi, khi viết về một bà cô đã ngoài tám chục mà còn rất minh mẫn trong cách đối nhân xử thế, bà vẫn giữ được tính cách riêng mà không làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Tôi đã viết nếu bà cụ được trời cho chứng sống đến trăm tuổi mà vẫn còn sáng suốt ắt hẳn bà sẽ biết mọi bí mật của then máy tạo hoá. Thật ra là tôi nói về tôi đấy, có hơi bốc đồng nhưng tôi tin là tôi sẽ biết được con người nhiều hơn nếu tôi được sống lâu hơn, không cần trăm tuổi, chỉ cần 90 là đủ, miễn là vẫn giữ được một cái đầu bén nhạy như bây giờ, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình. Năm ấy tôi đã hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên, đều dẫn đến thất bại. Các cuộc cách mạng xã hội ở nước ta trong suốt ba chục năm đều hỏng cả, đều phải làm lại từ đầu, tất nhiên là theo hướng khác, mà kết quả vẫn vừa chậm vừa dây dưa. Nguyên do là các nhà lãnh đạo muốn rút gọn những công việc của trăm năm thành chuyện chỉ làm trong mấy năm. Vì họ chưa hiểu đầy đủ con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường, cái cuộc sống không có chiến tranh, không có cách mạng xen vô, cái cuộc sống trôi đi lặng lẽ của muôn đời. Nghĩ rằng người Việt Nam của hôm nay đã khác nhiều với người Việt Nam trước năm 1945 là một cách nghĩ rất thiển cận, tự gây cho mình nhiều ảo tưởng trong việc trù liệu những việc phải làm để kiến tạo một xã hội dân chủ và văn minh. Mọi phong trào thi đua chả có ích lợi gì trong những việc cần nhiều chăm sóc nhẫn nại, bền bỉ, bắt đầu từ các cá nhân chứ không phải từ các đám đông với những khẩu hiệu, cờ quạt, kèn trống, diễn văn và đáp từ, vỗ tay và tặng hoa. Đám đông không thể đứng mãi dưới nắng để nghe lãnh tụ diễn thuyết. Họ luôn mong đợi được giải tán để về nhà. Con người ở nhà vẫn cũ kỹ nhưng là người thật chứ không phải là sự nhập đồng chốc lát khi đứng trong đám đông. Tôi thật lòng yêu mến, ngưỡng mộ Fidel, một nhà yêu nước kiên cường, một nhân vật đã thuộc về lịch sử của Cuba. Ông là một trí thức lớn, bạn tâm giao của Marquez, nghe nói trong túi lúc nào cũng có một cuốn tiểu thuyết đang đọc dở. Bởi vậy tôi mới lấy làm lạ khi ông buộc dân chúng phải đứng hàng nửa ngày dưới nắng để nghe ông cao đàm khoát luận về đủ mọi vấn đề. Lúc cách mạng mới thành công nói dài thế vì người dân còn đang háo hức với cuộc sống mới và các ngôn từ cách mạng cũng rất mới. Như một cặp tình nhân đang yêu nhau, đang cần nhau, nói với nhau đủ thứ chuyện vớ vẩn nhưng chả ai thấy thời gian là dài. Còn đã thành vợ thành chồng thì chỉ cần nói ít thôi, chỉ nói những việc cần làm thôi, chứ cần gì những thuyết lý dông dài. Mao Trạch Đông cũng thế, ông là một nhà chính trị thông kim bác cổ, quanh nơi ông làm việc và cả nơi ông nghỉ ngơi sách đang đọc xếp từng chồng, nhưng xem ra cũng chả hiểu đồng bào ông bao nhiêu. Người dân ở đâu cũng thế, đều muốn có một cuộc sống bình yên, được tính việc cá nhân và gia đình trong một khoảng thời gian dài, một trăm năm chẳng hạn, không có những thay đổi lớn trong lối sống, trong công ăn việc làm, trong các giá trị, đặt biệt là giá trị của đồng tiền. Chứ cứ phải sống mãi từ năm này qua năm khác trong các phong trào cách mạng, lúc chống tả lúc chống hữu, những hội nghị toàn quốc và địa phương nối nhau không dứt, những hô hào la hét từ trong nhà ra ngoài đường như một lũ hoá rồ, các quan hệ xã hội và các giá trị thay đổi soành soạch thì còn biết đằng nào mà sống. Vả lại các cuộc cách mạng ấy chả đem lại bất cứ lợi lộc nào, cho bất cứ giai cấp nào. Chỉ có những mất mát thôi, người giàu thì mất cơ nghiệp được kiến tạo từ nhiều đời, người nghèo thì mất những chỗ dựa cạy, có thể mất cả công việc kiếm sống mỗi ngày để được làm chủ một cái rỗng không. Có thực mới vực được đạo, đã đói ăn thì ngay đến cái tư cách làm người cũng không thế có nói gì đến đạo. Thành thử cái chủ trương rất quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri thức, của chủ nghĩa Mác “cải tạo thế giới, cải tạo con người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho vui, bây giờ người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học thuyết xã hội chứa đầy những hoang tưởng.
 

10.

 
Do không hiểu con người cá nhân, hoặc chỉ hiểu theo những phân tích máy móc, nông cạn của chủ nghĩa duy vật cơ giới của thế kỷ 19, nên các nước xã hội chủ nghĩa mới dám đặt ra những mục tiêu huênh hoang nhằm cải tạo con người trong vài thập kỷ nếu môi trường xã hội thay đổi. Nên mới gọi nhà văn là “kỹ sư tâm hồn”! Văn chương do con người làm ra để trao tặng cho con người một cách tự do nhất, ít bị ép buộc nhất. Chỉ có văn chương mới tôn trọng mọi giá trị của cá nhân, tôn trọng mọi lựa chọn của cá nhân kể cả những thành kiến phi lý của họ. Họ có quyền yêu mình hoặc ghét mình , tôn vinh mình hoặc nguyền rủa mình, chả sao cả. Người viết cứ viết người ghét cứ ghét kể cả cái quyền ném sách vào lửa. Cái mục đích “tải đạo”, “giáo dục” của văn chương không bao giờ lộ liễu, lộ liễu là văn chương tồi. Vả lại chính người viết cũng không có ý định ấy, họ viết bằng tâm sự thành thật của mình, những trải nghiệm đau đớn của mình, họ viết cho họ trước rồi cho độc giả sau, có khi họ cũng chả nghĩ đến những người sẽ đọc họ, viết mà chơi thôi, viết để giải sầu rồi tự mình ngậm ngùi với mình, ứa lệ với riêng mình. Chả trách ai cả, chả giận ai cả, cũng chả lên án một ai. Vì không có vật cản nào nảy sinh trong ta khi đọc nên chữ nghĩa của tác phẩm cứ mặc nhiên trôi vào tận những kẽ ngách trong cái tâm sự u uẩn, những khát vọng thầm kín của riêng ta, đọng lại trong ấy, rồi cứ thẩm thấu dần dần vào cái thế giới tinh thần của ta một cách vô thức, giúp ta nhận ra một vùng sáng mới lạ nào đó, gột rửa một vài thành kiến, thay đổi một vài quan niệm, và ta vẫn nghĩ một cách khoan khoái là chính tự ta đã chủ động thay đổi, tuyệt nhiên không theo lời chỉ bảo của một ai cả, của một học thuyết nào cả, hoặc nhập vào một cách bất chợt một phong trào thời thượng nào cả. Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc. Tôi được biết có một cụ linh mục yêu nước và cấp tiến được cách mạng tín nhiệm mời lên khu làm việc cho kháng chiến thời đánh Pháp. Những khi ngồi một mình cụ vẫn rất buồn vì ở trong rừng không có nhà thờ để cụ đi lễ và làm lễ. Cụ nhớ Chúa, nhớ bày chiên và nhớ cả những lời nói của đấng chăn chiên với bày chiên trong công việc của mỗi ngày. Khi cụ sắp mất cụ thiết tha yêu cầu được một linh mục đang coi sóc một xứ đạo nào đó tới rửa tội và xức dầu Thánh cho cụ. Lại một chuyện khác, khi tôi được tiếp xúc với một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng khi ông đang còn làm việc, quả thật tôi đã từng nghĩ ông là con người kiểu mẫu của một xã hội tương lai, chả nói gì, nghĩ gì về mình, tất cả cho tổ quốc, cho sự nghiệp, cho nhân dân. Nhưng rồi ông bị mất chức vì không được bầu lại vào uỷ ban trung ương của Đảng, một chuyện rất bất ngờ với nhiều người. Khi đại hội công bố kết quả bầu cử, nghe nói ông đã oà khóc, rồi khóc thầm lén tới mấy năm, không đi đâu cả, không gặp ai cả vì tự cho mình đã bị sỉ nhục, đã mất hết danh dự. Lại là một con người khác, tầm thường hơn cái lúc còn đeo tấm bài ngà rất nhiều. Con người mặc nhiều lớp áo là con người giả, con người đã bị lột truồng mới là con người thật. Con người đã bong một lớp sơn phủ kín chỉ còn trần lại cái lõi của nó mới là thật. Cái vỏ có thể luôn luôn thay đổi nhưng cái lõi muốn thay đổi phải mất có khi gần một đời người. Ấy là chỉ dám nói là có thể thay đổi chứ không dám nói chắc là sẽ thay đổi. Chỉ vì con người ta không chịu thay đổi theo những tiêu chuẩn đã được quy định hoặc theo mức tăng trưởng thu nhập tính theo đầu người. Sự phát triển của con người theo chiều hướng tích cực phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống tự do và dân chủ để tự nó khẳng định chính nó, tự nó đánh thức mọi tiềm năng sáng tạo đang nhen nhóm ở trong nó. Về cái thế giới tinh thần của mỗi cá nhân hãy để cho mỗi cá nhân tự lo liệu lấy, nó không thích người khác can thiệp bằng bất cứ cách nào. Nó sẽ biết cách tự điều chỉnh để thích ứng dần với mối quan hệ mới một cách có lợi nhất.
 

11.

 
Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa. Sống trong thể chế này suốt mấy mươi năm không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Vì người lãnh đạo đã nhận định rất đúng rằng, nhân dân ta rất tốt, rất dễ bảo, bỗng dưng họ dám nói xược, dám đòi hỏi này nọ là do có mấy thằng cán bộ về hưu bất mãn cầm đầu. Cứ nhắm mấy thằng đó mà đe, nếu cần thì bắt là đâu vào đấy ngay. Quả nhiên thế thật. Tức là người cầm quyền chả coi dân chúng vào đâu. Họ chỉ sợ các cá nhân hiểu nhiều biết rộng, rất khó bắt nạt, là hay bày trò xúi giục thôi. Giống hệt cái thời còn vua còn Tây, kẻ cai trị rất sợ người cộng sản vì họ là kẻ hay gây rối. Đã là người cầm quyền với nước ta thì xưa là thế nay vẫn là thế, người dân vẫn sống dưới chế độ chuyên chế chứ chưa bao giờ được biết chế độ dân chủ là gì, đâu là dân chủ tư sản. Đã chuyên chế là chuyên chế làm gì có sự phân biệt chuyên chế tư bản với chuyên chế vô sản.
Người cộng sản rất kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng lại chính từ các nước xã hội chủ nghĩa mà cái tệ sùng bái cá nhân đã nảy sinh. Vì lãnh tụ của học thuyết cũng là lãnh tụ của quốc gia. Họ lên cầm quyền không do phiếu bầu mà do tín nhiệm sẵn có của các tín đồ với giáo chủ. Giáo chủ là nhân vật tối linh, thuộc về thiêng liêng nên những gì của thế gian không thể ràng buộc ông ta được. Ông ta cầm quyền không có niên hạn vì ông phải phục vụ nhân dân cho tới lúc chết. Ông không phải tự phê bình và cũng không ai dám phê bình ông vì ông là biểu tượng của quốc gia, của Đảng cầm quyền, đứng trên hiến pháp và mọi luật pháp. Ông là người tự do hoàn toàn so với nguyên thủ các quốc gia dân chủ khác. Các cấp dưới từ trung ương tới địa phương cũng là những người có nhiều tự do nhất ở các ngành, các bộ và các địa phương họ cầm quyền. Là các lãnh chúa trong các lãnh địa của họ. Chả ai dám xâm phạm nếu còn muốn giữ cho mình một chút tự do cỏn con. Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?! Nói miệng mấy chuyện kỳ cục này đã khó nghe, lại còn viết thành văn mà các nhà văn không thấy ngượng sao? Ngượng thì vẫn ngượng nhưng chả lẻ lại gác bút, gác bút thì nuôi vợ con bằng gì? Nghĩ tới miếng ăn lại phải quên hết để sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn. Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp gỡ các nhà văn nhà báo, các nghệ sỹ của chế độ cũ mà thèm. Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ, sợ gặp người thân vì chưa rõ họ có liên quan gì với Mỹ nguỵ? Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng, vui quá sợ mất cảnh giác, khen quá có thể đã ăn phải bả của nền kinh tế tư bản. Người lúc nào cũng căng cứng, nói năng gióng một nên bị bà con trong này chê là quê, nhà văn nhà báo gì mà “quê một cục”. Giải thích chuyện này cũng chả khó, họ là sản phẩm của nền kinh tế công nghiệp tư bản, dẫu là thuộc địa cũng vẫn thuộc hệ thống tư bản, vẫn là những người đã được giải phóng khỏi nhiều ràng buộc từ quá khứ trong cách nghĩ, trong cách làm. Còn mình là sản phẩm của nền kinh tế nông nghiệp phong kiến, đâu đã được làm chủ nhân ông nhưng cũng chưa từng được hưởng cái mùi vị tự do và dân chủ là thế nào! Cái khoảng cách ấy có tính thời đại không thể bỏ qua mà cũng không thể rẽ tắt. Mình cũng đã đi tắt suốt mấy chục năm, rất tiếc là lịch sử không công nhận cái lối đi ấy. Tôi còn sợ rồi sẽ có ngày lịch sử sẽ trừng phạt mình vì cái tội muốn khôn hơn lịch sử, muốn đánh lừa lịch sử!
 

12.

 
Các đảng cộng sản đều coi phê bình và tự phê bình là cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ hữu hiệu nhất. Sự vật vận động sẽ sinh mâu thuẫn, giải quyết được mâu thuẫn sự vật mới có cơ hội phát triển, tiến lên. Phủ định và phủ định của phủ định, nghe vừa khoa học vừa huyền bí, như câu thần chú: “Vừng ơi, mở cửa ra!”, cứ đọc to lên là cánh cửa vào tương lai sẽ mở toang. Các nước xã hội chủ nghĩa vẫn đọc to câu thần chú ấy trong nửa thế kỷ mà cánh cửa vào tương lai vẫn đóng chặt. Mất thiêng rồi chăng? Quả là đã mất thiêng vì người hô không hề tin một chút nào vào cái khả năng kỳ diệu của nó. Nếu tin vào phê bình và tự phê bình thì Stalin đã không chế ra các vụ án chính trị man rợ để tiêu diệt các đối thủ vốn là tay trái tay phải của mình trong những năm đó. Nếu tin vào câu thần chú ấy thì Mao Trạch Đông đã không bày ra tấn tuồng “cách mạng văn hoá” để tiêu diệt mọi kẻ dám can ngăn những chủ trương đầy tính phiêu lưu của ông. Ấy là nói về những người nắm quyền lực cao nhất, còn những người nắm những cơ quan quyền lực thấp hơn cũng chả bao giờ họ tin vào cái phương pháp lãng mạn đó cả. Trong các cấp uỷ họ vẫn tự phê bình và phê bình nhau một cách sốt sắng giả dối. Và ai nấy đều tự bằng lòng hơn sau những lễ xưng tội giải tội hết sức vui vẻ này. Và mọi thói xấu, kể cả tội ác nữa, vẫn nghiễm nhiên tồn tại như trước đây, vẫn là những vùng cấm chỉ những kẻ quá chán đời mới dám đơn độc xông vào. Bởi vậy khi ông tổng bí thư của Đảng mới được bầu, trong cơn phấn khích đổi mới sinh hoạt đảng, đã phát động một phong trào tự phê bình và phê bình rộng khắp toàn đảng, các đảng bộ trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng, đều nhắc lại với lòng nhiệt thành hiếm có trong các bài diễn văn có đảng tính cao của họ. Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo. Rút cuộc kẻ có tội vẫn ngày càng hung hãn, càng tự tin, còn người tố tội càng lúc càng dè dặt, hãi sợ. Kỳ quái nhỉ?
Các tín đồ của học thuyết Mác đều rất tin môi trường xã hội và hoàn cảnh cá nhân có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành tính cách con người. Một địa phương có nhiều phong trào cách mạng tích cực ắt phải sản sinh ra nhiều tập thể tốt, một tập thể tốt sẽ sinh ra nhiều cá nhân tốt. Con người là một thực thể vật chất nên không thể thoát ly những điều kiện vật chất đã cho phép nó tồn tại. Nhưng nó còn là một thực thể sinh học, một thực thể tinh thần, tâm linh, văn hoá bao gồm lịch sử cá nhân và dòng họ ở trong nó. Nó cũng không thể biết hết nó, không thể biết hết những phản ứng bất thần trong chính nó khi vấp phải những đối nghịch trong cuộc sống. Nên cái thế giới tinh thần, tâm lý của con người là rất đa dạng, phức tạp, có muôn vàn lối đi ngoắt ngoéo. Từ thời con người có ngôn ngữ để giao tiếp, có chữ viết để lưu lại, có văn chương để bày tỏ những bí mật của riêng rình, nó vẫn không ngớt than thở là chả biết được bao nhiêu về mình và đồng loại. Con người vẫn nguyên vẹn là một bí mật mênh mông, sâu thẳm như từ thủa nguyên sơ vậy. Người cộng sản phải kiêu ngạo lắm mới dám bày cái trò chỉnh huấn phê bình để lãnh đạo một cách chuẩn xác cái phần khó nắm bắt nhất trong con người. Vì nó biến hoá, nó phù du như mây như gió vậy.
 

13.

 
Con người có 2 mắt đều hướng ra cái thế giới vật chất bên ngoài, không có con mắt nào hướng vào trong để ngắm nghía, kiểm soát cái thế giới tinh thần của nó nên nó bị mù một nửa, cũng như nó không có cái tai bên trong nên không thể nghe được những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình. Hai cái khuyết tật bẩm sinh ấy đã làm con người thiếu hoàn chỉnh, là nguyên do mọi đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời. Nhưng cũng có một số ít người có khả năng nhìn được sự vận động cả trong lẫn ngoài, nghe được những tiếng động rất nhỏ cả ngoài lẫn trong. Họ không có cấu tạo vật chất đặc biệt nào mà chỉ bằng cái năng lực tinh thần rất mạnh đã bù đắp được những khiếm khuyết bẩm sinh. Nhiều tập hồi ký của các danh nhân cả chính trị lẫn văn hoá đều thiếu cái phần còn nhày nhụa của họ, cái phần thú vật của con người nơi sản sinh ra những tội ác chưa hình thành, cái què quặt, cái buồn cười đã được kiềm chế đúng lúc, đã được giấu nhẹm, cái phần họ muốn quên đi và rất dễ trở thành lang sói với đồng loại nếu trong đồng chí, đồng nghiệp còn có người biết đến và nhớ tới. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phẩm chất LÀM NGƯỜI trong mỗi CON NGƯỜI. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Một công việc trang trọng đến thế, hùng tráng đến thế mà lại dám nghĩ là công việc của số đông, của những người chưa hề chuẩn bị một cái nhìn bên trong, một cái nghe bên trong cho riêng mình, cả đời họ sống trong tự mãn, trong u mê, bất thần mời gọi hãy nhìn lại mình, hãy nhìn lại người để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác! Ông tổng bí thư đã mở một cuộc chiến ảo nên ông cũng chỉ nhận được những kết quả ảo.
Một Đảng, một thể chế chính trị lấy phê bình và tự phê bình làm vũ khí sắc bén để giải quyết mọi mâu thuẫn nội bộ, giả thử nó lại không còn dùng được nữa thì các mâu thUẫn sẽ được hoá giải bằng cách nào? Đảng đối lập không có, dư luận đối lập qua báo chí và các cuộc biểu tình quần chúng cũng không có, vậy làm cách nào để biết và điều chỉnh mọi sự rắc rối, thậm chí cả bạo loạn nữa nếu nó xảy ra? Vẫn có cách, là phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc bạo loạn có thể xảy ra) để buộc các công dân phải sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời chiến, ở các chế độ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà quyền uy bao trùm cả xã hội. Đó là cơ quan tư tưởng, tuyên truyền và cơ quan công an. Một để chặn, một để chống. Còn khi đã có chuyện bất thường xảy ra thì chỉ có một biện pháp: đàn áp, bắt giữ, lập toà án xét xử những kẻ cầm đầu. Cách giải quyết vừa nhanh gọn lại mau ổn định, không dây dưa, phiền toái vì có quá nhiều luật lệ, qua nhiều lý lẽ như ở các nước tư bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không khí của các nhà cầm quyền độc tài. Họ đâu có sợ loạn. Họ còn bày ra những cuộc chiến cung đình như ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hay một cuộc chiến giữa nhân dân với nhau như đã làm ở Trung Quốc. Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người cầm quyền biết thở bằng gì!
 

14.

 
Tập thể không làm ra văn chương vì nó không có cảm nghĩ riêng, tâm sự riêng, tính cách riêng. Nó là vô danh. Một tâm sự mãn nguyện, những tiếng cười hoan lạc, một kiếp người quá đầy đủ cũng không thể có chỗ đứng trong văn chương. Vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiêng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu hạnh phúc… Đời người là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại. Còn mọi thứ đều được biết, đều đầy đủ, đều mãn nguyện thì tôn giáo không còn, triết học không còn, và tất nhiên văn chương cũng không thể còn. Nó sẽ chết vì bị ngạt, vì không còn những khoảng trống huyền bí để suy nghĩ, để mơ mộng và để thở. Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người. Vì thượng đế đâu cần những con dòi béo quay lúc nhúc dưới chân Ngài. Cũng may đó chỉ là những lời nói dối, tự dối mình và dối người của những con người đã phải sống nhiều trăm năm trong cùng khổ, trong tuyệt vọng. Còn hướng tới thiên đàng ư? Là thiên đàng trần gian hay thiên đàng thượng giới cũng không một ai có thể sống nổi. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao những cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca!
Những điều viết trên đây không do tôi tưởng tượng ra mà do những trải nghiệm bản thân mà có. Những năm còn trẻ cả vợ lẫn chồng đều ăn lương quân đội, lại phải nuôi dưỡng những bốn đứa con, nhà ở ven bãi sông năm nào cũng phải chạy lụt, lại quá chật có 15 mét vuông. Ăn thì mì hai phần gạo một phần, gạo phải nhặt sạn cả buổi mới dám nấu thành cơm. Còn thức ăn ư? Chả nói nữa ai cũng ăn như thế, ăn dưa ăn mắm suốt mấy chục năm đã hoá quen. Cả nhà chỉ có hai cái giường, một cái bàn, hai cái ghế, tiếp khách ở đấy, mời cơm khách ở đấy, con học bài cũng ở đấy, và ông bố viết văn cũng chỉ có cái bàn ấy. Đêm đêm nằm cạnh hai thằng con trai lớn đạp ngang, quẫy dọc, rắm đánh thối um, vừa quạt cho hai thằng con ngủ tôi vừa mơ mộng đến một ngày nào đó, các con đã trưởng thành, tôi có được một phòng riêng để viết và tiếp bạn, mỗi bữa cơm đều có cá hoặc thịt, có cả chút rượu nữa càng hay. Tôi không phải lo nuôi con, không phải lo cả trăm thứ vặt vãnh để tồn tại, chỉ có đọc sách, ngẫm nghĩ, đi chơi đây đó với bạn bè và viết, ắt hẳn tôi sẽ viết được một hai cuốn sách để đời. Bây giờ tôi đã ngoài bảy chục tuổi, đã có đầy đủ những gì tôi khao khát, có thể nói còn hơn cả khao khát. Tôi đã sống đầy đủ, sang trọng nữa, hơn nhiều nhà văn tôi được biết ở các nước Đông Âu. Và tôi đã nghĩ nếu chủ nghĩa cộng sản thành công ở Việt Nam thì cũng chỉ cho được tôi đến thế. Khốn nỗi, lúc này tôi đâu còn năng lực làm việc bằng trí tuệ nữa mà cũng chả có nhu cầu nào phải đòi hỏi. Cuộc sống được vỗ béo của một kẻ ăn không ngồi rồi đã giết chết mọi tư tưởng ở trong tôi, rồi giết luôn đến đội quân chữ nghĩa, chúng đã hoá ra rỗng tuếch, vô hồn. Nhà văn mà hết chữ thì chỉ là cái xác chết. Xác chết con người với xác chết con dòi có gì là khác mà phải phân biệt!
 

15.

 
Tôi có một tuổi thơ rất buồn, lại sống với những người có số phận buồn nên mới 14, 15 tuổi đã nhìn đời như một ông già. Tức là một cái nhìn không mấy lạc quan. Cái xã hội tôi đang sống không mấy hoàn hảo, những người tôi gặp cũng không được hoàn hảo. Tôi quen thuộc với những gì không hoàn hảo tới mức gặp những gì quá đẹp, quá chu toàn tôi đều ngờ, đều sợ. Người truyền cho tôi cái nỗi sợ bẩm sinh ấy là mẹ tôi. Bà đã qua một đời chồng rồi mới gặp được bố tôi. Đời chồng trước mọi sự đều tốt đẹp, ông ấy còn trẻ, có địa vị trong xã hội, nhà giàu, lấy nhau được một năm lại sinh con trai. Mà rồi chỉ ở với nhau được ba năm phải bỏ. Đời chồng sau thì dở, dở cả mọi đằng. Bố tôi cũng còn trẻ, làm tham biện ở phủ thống sứ, nhưng ông đã có vợ và hai con nên phải làm lẽ và lấy giấu. Mẹ tôi bảo thế là đúng số, là đã an phận, nhưng lại lo bố tôi sẽ bỏ khi cuộc ăn chơi này gây thêm phiền phức cho cái gia đình chính thức của ông. Hai anh em tôi là bản sao nguyên mẫu của bà. Những gì nhận được từ tuổi thơ mãi mãi hằn dấu lên cho đến hết cuộc đời chúng tôi. Nhìn bên ngoài tôi có tướng con nhà phong lưu nhưng cái ruột của tôi lại thuộc về con cái của những gia đình nghèo, lại chả có thế thân gì nên rất biết phận, cho thì nhận, không cho cũng không đòi, chỉ cầu không có ai quấy nhiễu là mừng. Em trai kém tôi năm tuổi, lấy vợ muộn, về hưu sớm, lúc trẻ thì thay anh hầu hạ mẹ, về già thì đi chợ nấu cơm, giặt quần áo thay vợ chăm sóc các con. Cả đời chỉ biết cười, cái cười nhẫn nhục, bằng lòng với những gì mình có. Tôi thì khác, một cuộc sống bên ngoài ai cũng biết là khiêm tốn, nhẫn nại, ít làm phiền người khác và chả dám gây sự với một ai. Nhưng cuộc sống bên trong cũng có nhiều tham vọng, làm quan hay làm anh nhà giàu thì không dám vì tôi không có bản lĩnh tiến thân bằng hoạn lộ hay kinh doanh. Tôi chỉ có một ao ước duy nhất là được viết văn cho đến già. Với cái tài tôi tự biết, tôi phải sống rất lâu và viết rất nhiều may ra mới được một hai cuốn sách hay, mà cũng chỉ hay trong cái thời của nó chứ không thể hay ở mọi thời. Tôi tự nhận tôi là người có một con mắt bên trong và một cái tai bên trong từ nhỏ. Để quan sát, nghe ngóng những người khác họ yêu mình hay ghét mình. Càng lớn tuổi cái khả năng tự xét mình của tôi càng sắc nhọn. Và tôi đã nhận ra cái lợi của phép giấu mình. Trang Tử đã nói: Con chim bay cao thì tránh được tên, được bẫy, con chuột đào hang sâu thì tránh được cái hoạ bị khói hun.
 

16.

 
Khi tôi nói, tôi sống và viết cũng thoái mải, vui vẻ trong một chế độ chuyên chế về tư tưởng cứ như là người nói dối, lại nói dối một cách trơ tráo, sống sượng. Nhưng đó là lời nói thật, không thật với nhiều người nhưng với tôi là thật. Tôi được thay đổi số phận từ cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chín năm đánh Pháp với nhiều người là rất dài, với tôi lại rất ngắn vì tôi được sống trong niềm vui, trong những cái khác thường và cả trong nhiều hi vọng. Nhiều anh trong cơ quan tuyên huấn của quân khu đều xuất thân từ các gia đình viên chức nhỏ, địa chủ nhỏ, được ăn học đàng hoàng đến hết bậc cao đẳng tiểu học đã có những thói quen, những nền nếp của cuộc sống thị dân từ nhỏ. Họ rất thích quan sát những phản ứng của tôi khi phải đối mặt với mọi thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến. Vì nhìn ngoài tôi như một thư sinh con nhà quý tộc chưa từng biết cái thiếu cái khổ là gì. Những việc làm rất tự nhiên của tôi đều được đánh giá phải có nhiều nghị lực, nhiều quyết tâm mới làm được thế. Tôi vẫn sống như xưa kia, ngày xưa thì bị chê bị chửi, bây giờ lại được khen, được tuyên dương, người cứ lâng lâng như nhập đồng, còn biết cái thiếu là gì cái khổ là gì. Nếu so sánh thì trước kia tôi chỉ là con số không, còn bây giờ tôi đã có một cái tên ký dưới các bài báo, đã được nhiều ông anh trong cơ quan nhờ vả, đòi hỏi, bực tức hoặc khen ngợi. Tôi đã được tách ra khỏi đám đông để tự bằng lòng mình và có cả chút ít “kế hoạch riêng” cho mình nữa. Còn các anh hơn tôi dăm bảy tuổi thì đã có nhiều thứ để so sánh những cái “đã có” trước kia và cái “đang có” bây giờ. Cái “đang có” của dân tộc thì nhiều, còn cái “đang có” của cá nhân như chả còn được bao nhiêu. Những kiến thức lịch sử và xã hội, triết học và văn chương xem ra phải bỏ đi quá nửa. Các quan hệ giao tiếp xã hội được dạy bảo từ thuở còn thơ nếu dùng lại cứ vênh váo, buồn cười thế nào trong hoàn cảnh kháng chiến. Sống tinh tế, tôn trọng người khác là cách sống của anh tiểu tư sản. Lòng thương người không đúng chỗ cũng được xem như biểu hiện của một tính cách nhu nhược, không đáng tin cậy. Còn những câu đùa thông minh, kín đáo ánh lên như một vệt sáng vui trong cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt của mỗi ngày lại dễ bị đồng đội hiểu lầm là một cách chế diễu của người có học với những anh em ít học. Qua mỗi cuộc chỉnh huấn tầm vóc của mấy anh càng như nhỏ lại, mờ nhạt hơn, mất dần những vẻ riêng, cái phần độc đáo riêng để nhập vào cái dòng chảy chung, vào cách nghĩ cách sống của một tập thể bao bọc quanh mình. Đại để cái riêng của mỗi chúng tôi đã bị cái chung nuốt dần như thế. Tôi thì sao? Tôi đã có một may mắn lớn vì tôi thuộc về số đông, một quần thể vô danh tồn tại âm thầm trong nhiều thế kỷ dưới chế độ phong kiến. Cách mạng Tháng Tám đã nhất loạt giải phóng họ ra khỏi thân phận nô lệ, tạo cơ hội cho họ phát triển những tài năng riêng của mình, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự để kịp thời phục vụ những nhu cầu của kháng chiến. Số đông trong họ chỉ mới biết đọc biết viết từ ngày vào quân đội nhưng học rất nhanh cách xây dựng một quân đội hiện đại với những cơ quan phục vụ cho công việc tham mưu, tác chiến, hậu cần vì họ đã có được một ông thầy lý tưởng là quân đội hiện đại của đối phương với ông tướng lừng danh trong thế chiến 2 của nó. Trong chín năm đánh Pháp quân đội đã trở thành cái nôi đào tạo, nuôi dưỡng nhiều nhân tài quân sự của thời hiện đại, cả những tài năng văn nghệ phục vụ trong quân đội, nó là tổ chức tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20. Trong chiến tranh người chỉ huy quân sự là hình tượng đẹp nhất, lãng mạn nhất vì họ là con người của hành động, của đảm bảo chiến thắng, luôn ở vị trí thứ nhất, còn con người của học thuyết chỉ ở vị trí đứng sau, trong nhiều trường hợp chỉ là cái anh bàn thêm, nói góp. Còn những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội thì con người lý luận có nhiệm vụ bảo vệ sự trong sáng của học thuyết chính thống ở hàng đầu được tôn trọng và có quyền quyết định sự sống chết của nhiều người. Chính là trong những năm này mới sinh ra nhiều vụ án chính trị và văn chương, nay nghĩ lại vừa vô nghĩa vừa buồn cười nhưng thời ấy nó đã chôn sống nhiều tài năng thực sự ở mọi lĩnh vực vì họ đã tỏ ra ngờ vực sự đúng đắn của tư tưởng chính thống.
Một nửa nước đã được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!
Một xã hội tan nát, lòng người chĩu nặng những phiền muộn ưu tư, mà là những người đã hết lòng hết sức với kháng chiến bằng cách này hay cách khác. Vậy nhà văn phải viết như thế nào, phải viết cái gì để tạo được một hiện thực tràn đầy hy vọng như các nhà lãnh đạo cách mạng yêu cầu.
 

17.

 
Những năm 50, 60 của thế kỷ 20, với tôi là những năm tràn đầy niềm vui. Nhìn vào đâu tôi cũng thấy tôi được, dân tộc tôi được. Nhưng cũng những năm ấy với hàng triệu người dân thường lại là những năm đầy lo lắng, hãi sợ và tuyệt vọng. Tôi vui là chuyện có thật, những trang viết của tôi vào những năm ấy là rất thành thật. Nhưng nước mắt của người khác cũng là chuyện có thật, tôi có biết, có được chứng kiến. Tôi nên nghiêng ngòi bút của tôi về phía nào. Về già tôi mới nhận ra nhà văn phải nghe theo tiếng gọi của tình cảm, của trái tim, của cái phần thiện lương trong con người mình. Nó đã bảo sai là sai, không có thứ lý luận nào chống đỡ nổi. Vả lại văn chương bao giờ cũng đồng cảm với nỗi đau của con người, những bất hạnh của con người. Chưa bao giờ vì sự mãn nguyện, sự thành công của con người mà cất lên tiếng hát ca ngợi cả. Ở các thể loại nghệ thuật ngôn từ con người phải chống chọi với mọi cảnh ngộ trái ngược chiếm gần hết các trang viết, các màn diễn, còn khi người nghèo đã thành giàu, người hèn được bước vào thế giới phú quý, trai gái phải chịu nhiều năm chia lìa tới lúc tái hợp là cuốn sách, vở diễn phải chấm hết ngay. Nó đã kết thúc cái phần nghệ thuật để bắt đầu sang phần tụng ca là cái thế giới của mãn nguyện của buồn chán, là cái phần phi nghệ thuật. Nhưng người lãnh đạo lại chỉ thích cái phần không phải là nghệ thuật, tặng giải thưởng, trao huân chương cho các tác giả chỉ để tưởng thưởng cái phần nhạt nhẽo vô vị ấy mà thôi. Cái cách cảm nhận hiện thực đầy tính lãng mạn ấy đã làm lệch lạc cách xem xét, cách ứng xử của nhiều thế hệ bạn đọc, nhất là bạn đọc ở tuổi mới trưởng thành, trước những biến hoá muôn mặt của cuộc sống. Họ chỉ có mỗi khả năng làm người phê bình văn học theo đường lối chính trị chính thống, tại sao cuộc sống đẹp như thế mà nhà văn lại miêu tả nó xấu đến thế. Làm sao dám cãi, hãy để cho những trải nghiệm của chính họ qua năm tháng sẽ âm thầm biện hộ giúp mình thôi.
 

18.

 
Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ. Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội. Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu. 
 

19.

 
Trong cái bối cảnh xã hội, chính trị như thế, mỗi người đều ít nhiều đánh mất cái cá nhân của mình cũng là lẽ đương nhiên. Nhà văn là chuyên viên nghiên cứu mọi chuyện của cá nhân, những sắc thái tâm lý cùng với những biến hoá vô tận của nó trong những hoàn cảnh khác nhau, những thời thế khác nhau. Nhưng đọc hồi ký của các nhà văn cũng nhạt nhẽo lắm, họ chỉ phô diễn cái tôi trong các cuộc gặp những bậc đàn anh và bạn bè trong nghề, nói toàn chuyện tào lao, vụn vặt, chuyện sinh hoạt và chả đả động chút nào tới thời thế, tới những bức xúc về thời thế và cái nghề của mình trong thời thế. Tính hiện thực và tính lịch sử của một thời rất mờ nhạt, đơn giản, thành thử cái ý nghĩa truyền đạt những giá trị đích thực của một thời tới các thế hệ đến sau hầu như không có. Đó là điều rất đáng tiếc, vì nếu các chứng nhân không nói gì cả thì lịch sử cũng không thể cất lên tiếng nói chân thực của nó, thời gian qua đi, bóng tối phủ lên, quên lãng phủ lên, cái thời mở nước, giữ nước chỉ còn lưu lại những cột mốc của các chiến công, còn cuộc chiến thầm lặng đã làm tan nát nhiều con người để con người được là chính mình, được là một thực thể thiêng liêng, đền đài lưu giữ muôn thuở cái tài sản tinh thần của một dân tộc, một dòng họ mãi mãi được vun xới, được phát triển tương ứng với sự phát triển của dân tộc, của thời đại thì chưa được văn thơ nói đến, triết học nói đến, các ngành khoa học nhân văn nói đến.
Dầu không nói đến, không được phép nói đến thì cái dòng chảy vĩnh cửu ấy vẫn được nhiều triệu người âm thầm khai thông, bồi đắp để các nhân tài Việt Nam không ngừng xuất hiện lúc ở lãnh vực này, lúc ở lãnh vực khác. Một đất nước không có những cá nhân kiệt xuất, tài ba làm chân dung đại diện trong cộng đồng nhân loại thì đó là một bất hạnh cho dân tộc, tạo ra một khoảng trống tiếp nối trong lịch sử sinh tồn của mỗi cá nhân. Rồi các thế hệ đến sau phải nối lại bằng cách nào vì vẫn phải bắt đầu từ môi trường chính trị, xã hội, từ một xã hội vừa truyền thống vừa văn minh, những mục tiêu nhắm tới vừa là phát triển cái riêng biệt, vừa là sự hòa nhập vào nền văn minh của khu vực và thế giới. Một nền văn minh riêng lẻ, với những mục tiêu hoang tưởng, một môi trường xã hội ngột ngạt vì cái bóng quyền lực phủ lên tất cả, quyết định tất cả thì số phận những cá nhân sẽ ra sao?
Hãy nhìn vào nước Nga những năm 90 của thế kỷ 20 là sẽ rõ. Họ vừa thoát khỏi cái bóng che của chủ nghĩa chuyên chế để được nhìn cái ánh sáng thật của dân chủ và tự do. Ai chả nghĩ họ đã có cơ hội sải những bước chân dài khi đã bung phá mọi sự trói buộc. Nước Nga mãi mãi là một siêu cường vì những thử thách lớn nhất của một dân tộc là chiến tranh và cách mạng nước Nga đều đã trải qua mà vẫn tồn tại vì đất đai mênh mông của mình và những tiềm lực vô hạn ẩn giấu trong đó cả vật chất lẫn tinh thần. Phải vài chục năm nữa nước Nga sẽ là như thế nhưng trước mắt thì không thể. Lý do rất đơn giản, kinh tế có thể phục hồi nhanh nhưng con người phải có thời gian dài hơn nhiều nó mới có thể lấy lại những gì đã mất. Tầm vóc cá nhân của người Nga trong non một thế kỷ dưới chế độ Xô Viết đã bị co hẹp lại rất nhiều dầu họ vẫn được sống, được học tập và lao động trong những điều kiện của một xã hội văn minh. Chỉ đáng tiếc cái văn minh của họ là một nền văn minh tự tạo tách khỏi nền văn minh nhân loại, dựa trên những tiêu chuẩn mà tâm hồn Nga không thể chấp nhận, không thể tiến hoá. Lại thêm trong non một thế kỷ người Nga đã mất dần thói quen suy nghĩ độc lập, quyết định độc lập, mất dần cả tính cách phản kháng và bảo vệ chân lý, con người quen sống trong đám đông, trong tập thể, trong bầy đàn, không có cơ hội và sự khích lệ của xã hội để tạo ra những chân dung riêng với những tư tưởng khác nhau, những triết lý khác nhau những cách sống khác nhau. Mọi cái khác với chính thống đều bị lên án, mọi cái giống nhau đều được tuyên dương. Vì những cái khác nhau rất khó tạo ra sự nhất trí, còn những cái giống nhau sẽ dễ nghe theo, làm theo mọi mệnh lệnh. Người cai trị sẽ rất dễ chịu, rất nhàn nhã nếu quốc gia mình cầm quyền được tổ chức giống như trại lính, ông ta sẽ có dư thời gian để làm thơ hoặc viết tiểu thuyết, vừa có cái bây giờ lại có cả cái sau này. Còn phải lãnh đạo một xã hội dân sự của các công dân tự do thì có hàng trăm công việc đòi hỏi phải được giải quyết mỗi ngày, mà cách thức giải quyết cũng rất phức tạp, nó yêu cầu phải đối thoại, phải được tranh luận bình đẳng, phải thương lượng, phải luôn luôn thay đổi những chủ trương mà dân chúng không bằng lòng. Và mọi việc làm đều phải tuân theo hiến pháp và được xã hội kiểm tra thông qua hệ thống thông tấn báo chí. Chẳng những người lãnh đạo phải bị kiểm tra những công việc thuộc về chức năng của họ mà còn bị theo dõi rất nghiêm ngặt mọi sinh hoạt thuộc về đời tư của họ để ngăn chặn kịp thời những vi phạm thuộc về đạo đức. Ở những xã hội văn minh thì người cầm quyền bị rất nhiều luật lệ câu thúc, trói buộc, là người mất tự do nhiều nhất, còn dân chúng thì được pháp luật bảo vệ đủ mọi đàng, càng ít bị trói buộc càng tốt, càng có nhiều tự do càng tốt. Chỉ một xã hội được tổ chức như thế thì vị trí cá nhân mới được tôn trọng, người có giá trị là người có cái TÔI mạnh mẽ, đầy sức sống, đầy sáng tạo. Nên mỗi người đều có ý thức vun trồng những nét đặc sắc của riêng mình, cái vẻ đẹp của riêng mình và con của cháu thành những gia đình nổi tiếng, những dòng họ nổi tiếng làm cột chống cho một quốc gia. Một chế độ độc tài khi phải đối mặt với những biến động lớn thường rễ bị nứt rạn, từ nứt rạn đến tiêu vong, thời gian diễn ra rất nhanh vì nó chỉ có trụ đỡ là quyền lực của một phe đảng, không có trụ đỡ về tinh thần của cả dân tộc. Một chế độ chính trị tồn tại tới non một thế kỷ hay một nửa thế kỷ cũng là lâu lắm, đã tạo ra mấy thế hệ ăn chung ở chung với nó, sinh con đẻ cái với nó mà khi nó chết không ai nhỏ được một giọt nước mắt, có người còn nhẫn tâm đạp lên cái vừa chết đó rồi mới tiếp tục bước đi, đủ biết người ta đã xem nó như vật bất thường, là quái thai, là tai hoạ, thời thế đã bất thần xoá bỏ nó một cách êm dịu, không phải tốn đến máu cũng là một may mắn phi thường. Có thể kết luận, một chế độ chính trị được xem là văn minh hay lạc hậu, là sẽ tồn tại lâu dài hay chỉ có mặt trong khoảng khắc của lịch sử là tuỳ thuộc vào cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền có thật sự tôn trọng những quyền của con người hay không, các cá nhân với những khác biệt, những phản ứng, những bất tuân của nó có được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp hay không? Vì tiềm lực tinh thần của mọi cá nhân được vun xới, được phát triển trong tự do là nền tảng vững chắc nhất của mọi thiết chế chính trị. Vì còn nó ta có thể vững tin sẽ vượt qua mọi sóng gió bất thần của thời thế để mãi mãi tiến về phía trước.
 
Viết xong tại quận Bốn Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/5/2006

NGUYỄN KHẢI